Những nghề nghiệp kỳ quặc "chỉ tồn tại vào thời xưa"

Sơn Hải, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 13/06/2014

Đó là các nghề nghiệp lạ lùng chỉ xuất hiện thời xưa: đuổi chó, đọc báo thuê, dò radar...

Trong quá khứ, nhân loại đã chứng kiến vô số nghề nghiệp lạ lùng như nghề trộm xác, lái gỗ, hay đuổi chó... Hẳn nhiều người không khỏi thắc mắc về những công việc lạ lùng này.

1. Những người đuổi chó

Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, chó hoang xuất hiện rất nhiều ở châu Âu. Chúng thường tụ tập gần nhà thờ nơi có nhiều bánh mì, các nhà linh mục hảo tâm hay giáo dân tốt bụng luôn sẵn sàng cho con vật đáng thương thức ăn, nước uống. 

Đa phần những chú chó này rất dễ thương và thú vị nhưng nhà thờ đôi khi lại coi đây là sự phiền toái.


Do vậy, nhà thờ quyết định thuê vài người dân để làm công việc xua đuổi chó. Nghề nghiệp đuổi chó lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1622. 

Theo đó, những thợ đuổi chó sử dụng hai loại vũ khí là roi và chiếc kẹp gỗ để giữ phần mõm của chó tránh để chúng tấn công, quấy rối những người ghé thăm nhà thờ. Khi mà chiếc cũi nhốt chó trở nên phổ biến hơn thì công việc có phần kỳ quặc này cũng không tồn tại nữa.

2. Thợ lái gỗ

Vào đầu thập niên 1800, do điều kiện giao thông chưa tốt nên gỗ sau khi được khai thác ở rừng sẽ thả trôi theo dòng chảy của con sông từ thượng nguồn xuống hạ nguồn.

Thợ lái gỗ luôn luôn đối mặt với nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong mỗi lần vận chuyển, có một số lượng không nhỏ gỗ bị mắc cạn và bị người dưới hạ nguồn lấy trộm. Để tránh gặp phải tình trạng trên, một ngành nghề mới đã ra đời - mang tên nghề lái gỗ. Những người thợ lái gỗ sẽ nhận nhiệm vụ giữ cho gỗ không bị lấy cắp, bị mất do trôi dạt qua những dòng chảy khác.

Tuy nhiên, đây là một công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người lái gỗ phải giữ mình thăng bằng trên thân gỗ kéo dài từ sáng sớm cho tới chiều. Chỉ cần một lần mất tập trung, tính mạng của họ sẽ lâm vào cảnh nguy khốn. 


Đặc biệt hơn, trên dòng chảy là vô số vật cản bao gồm đá, cành cây mục, những con thuyền... Bởi vậy mà những người dân lúc bấy giờ thường chế nhạo thợ lái gỗ bởi họ đã hà tiện đánh cược mạng sống của mình chỉ vì vài cây gỗ không quá giá trị.

3. Người đọc báo thuê

Vào thế kỷ XIX, hầu hết các thợ thủ công nhà máy đều phải làm việc cả ngày với mức lương ít ỏi. Không chỉ vậy, những người thợ thủ công này còn không được nói chuyện với nhau do đó họ luôn cảm thấy nhàm chán.

"Người thợ đọc" sẽ có nhiệm vụ đọc sách, báo mỗi ngày trong lúc các nhân viên khác làm việc.

Các ông chủ nhà máy đã nghĩ ra một nghề mới nhằm tăng sự hứng thú cho công nhân của mình - "thợ đọc". Vậy là những công nhân biết chữ, có khả năng đọc to, truyền cảm sẽ ngồi lên một bục cao và đọc sách báo mỗi ngày trong lúc các nhân viên xung quanh làm việc.

Đây có lẽ là một ý tưởng khá hay nhưng những ông chủ đã biến nó trở nên tồi tệ. Những người "thợ đọc" không được công ty trả lương trực tiếp mà thông qua sự đóng góp của các công nhân trong xưởng. Vậy là, người lao động tội nghiệp lại phải mất một khoản tiền để trả cho một nghề nghiệp không đâu.

4. Người dò radar    

Trong Thế chiến thứ I, các nước tham chiến rất sợ hãi trước những cuộc tấn công từ trên không hay vụ đánh bom bất ngờ. Tuy nhiên thời kỳ này, công nghệ radar chưa được phát minh do đó các nhà quân sự đã đưa ra một sáng kiến vô cùng kỳ lạ. Đó là tìm nhân sự làm nghề "dò radar".

Các doanh trại quân đội sẽ tập hợp những binh lính thính tai và đào tạo họ sử dụng trang thiết bị mang tên tai Robo. Tai Robo có hình dáng to lớn, được đeo vào hai bên tai của người sử dụng, nhìn khá ngốc nghếch và hài hước. 

Một loại "tai Robo".

Theo các nhà khoa học bấy giờ, âm thanh từ máy bay ở cách xa hàng dặm sẽ được khuếch đại qua tai Robo. Âm thanh này sẽ đủ để người lính có thể nghe và báo động cho đồng đội.

Nghề người dò Radar rất phổ biến trong Thế chiến thứ I.

Điều này tất nhiên là phi lý nhưng trong một thời gian dài, quân đội của các quốc gia trên toàn thế giới đã sử dụng tai Robo như là phương tiện hữu hiệu trong việc thăm dò máy bay. Ở mỗi quốc gia, hình dáng và tên gọi của nó có chút thay đổi nhưng nhìn chung tai Robo đều vô dụng và không mang lại hiệu quả nào.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Cracked, Listverse, Wikipedia...

Bạn có thể xem thêm: