Những loài động thực vật làm con người "đau đầu" (Phần 2)

Achiko, Theo 00:01 21/03/2011

Ẩn sau vẻ đẹp bên ngoài của nhiều loài là một mối họa lớn. <img src='/Images/EmoticonOng/08.png'>

Chuột hải ly
 
 
Chuột hải ly có nguồn gốc từ Nam Mỹ, và dáng vẻ trông giống một con hải ly. Người nông dân nhập khẩu chúng tới Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
 
Tại đó, một số con đã thoát ra ngoài, và tiến đến các hồ, đầm lầy gặm nhấm hoa loa kèn nước, lau sậy. Những con chuột này bắt đầu cướp phá nơi ở và nơi giao phối của "động vật bản xứ", trong đó có cả loài chuồn chuồn đang rơi vào tình trạng tuyệt chủng tại Nhật Bản. Loài chuột hải ly cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều loài chim và cá. Trên đất liền, loài chuột hải ly tàn phá các trang trại lúa, mía và đồng cỏ.
 
Nho Hy Lạp
 
 
Trung và Nam Mỹ là quê hương của loài nho bụi, loài thực vật bị coi là một "bệnh dịch" ở một số nơi vùng nhiệt đới. Người Hawaii gọi loài này là dịch hạch tím, người Tahiti thì đặt tên cho cây là bệnh ung thư xanh. Tuy nhiên cả Hawaii và Polynesia nhập khẩu cây bụi để trồng trong vườn bởi vẻ đẹp quyến rũ của sắc tím và xanh mà chúng sở hữu. Loài cây nho bụi nhanh chóng sinh sôi nảy nở quá mức, xâm chiếm các khu rừng nhiệt đới.
 
Cây nho "tiêu thụ" ánh sáng nhiều hơn bất kỳ loài cây nào trong rừng, cướp mất nguồn năng lượng quý giá của rừng. Cây nho mọc dày đặc và ngăn nước ngấm vào lòng đất. Hawaii đã phải chi rất nhiều tiền mỗi năm vì mất nguồn nước ngầm. Hơn nữa, các rễ nông làm tăng sự xói mòn, sạt lở. Ở Tahiti, cây nho bụi đe dọa sự sống của một nửa số thực vật bản địa.
 
Cầy Ấn Độ
 
 
Loài động vật gặm nhấm, cầy Ấn Độ, có xuất xứ từ Trung Đông và Châu Á. Tuy có kích thước chỉ như một con sóc, nhưng chúng đã trở thành một vấn đề lớn ở các hòn đảo từ Puerto Rico tới Hawaii.
 
Vì sao vậy? Tại các hòn đảo, người dân trồng mía. Và đó lại là thức ăn yêu thích của loài cầy Ấn Độ. Chính vì vậy cầy trở thành kẻ thù thực sự của người dân. Thêm vào đó, cầy Ấn Độ lại "chê" chuột và khoái ăn các loài chim và bò sát, đặc biệt là các loài đẻ trứng trên mặt đất. Sự thèm ăn của cầy khiến loài chim ở Fijian và rắn Hispaniola bị tuyệt chủng. Chúng chính xác là một tai họa!
 
Thiên nga
 
 
Vào thế kỳ 19 và 20, người Mỹ và Canada đã nhập khẩu thiên nga từ Châu Âu và Châu Á để "trang trí" sở thú và công viên. Sau đó chúng được thả, hoặc là... tự bay đi, thiên nga bắt đầu ngự trị trên các hồ, ao và vùng đất ngập nước.
 
Thật đáng buồn là thiên nga đánh mất vẻ kiều diễm vốn có và trở nên hung dữ, chúng giết những loài chim nào xâm lấn lãnh thổ của mình, thậm chí còn tấn công cả con người nếu đến gần. Vào mùa đông, thiên nga ăn rễ các loài cây và khiến chúng chẳng còn có thể nảy mầm vào mùa xuân, và gián tiếp làm mất nguồn thực phẩm của các loài chim khác. Thiên nga đã thay đổi cuộc sống vùng nước, đe dọa đến các loài cá.

Cóc mía
 
 
Cóc mía là loài động vật xuất hiện đầu tiên tại Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ, thường sống ở những nơi ẩm ướt trong rừng. Khi được giới thiệu trên toàn thế giới, cóc mía được ca ngợi như một người bạn của nông dân khi ăn côn trùng, "xử lý" bọ cánh cứng trên các cánh đồng mía, vườn chuối và một số cây trồng khác.
 
Giờ thì loài cóc này đang nhảy khắp nơi trên đất nước Ai Cập, Hawaii và một số vùng khác. Chúng tìm những nơi ẩm ướt như ống cống, bể nước gây tắc nghẽn và làm ô nhiễm nguồn nước. Cóc mía là loài động vật ăn thịt, và cũng có một chút "độc". Người ta kể rằng, một trong những loài rắn độc nhất thế giới đã bị chết vì độc cóc khi nuốt con cóc mía vào bụng. Độc của cóc có thể giết nhiều loài động vật, và trở nên cực kỳ nguy hiểm, nhất là ở Úc bởi tại đây cóc mía tìm được môi trường sống yêu thích.
 
Rùa tai đỏ
 
Rùa tai đỏ có xuất xứ từ miền Nam nước Mỹ, là loài vật nuôi phổ biến tại quốc gia này cũng như rất nhiều nơi trên thế giới.
 
Nhưng dần dần rùa tai đỏ bất đầu bộc lộ những thứ "xấu xa" của mình. Loài này ăn tạp, ăn cả động vật và thực vật trong tự nhiên như cá, tôm, nòng nọc, ốc sên, dế, côn trùng thủy sinh và nhiều loại thực vật thủy sinh khác.
 
 
Những con rùa ít tuổi thích ăn thịt nhiều hơn, và là kẻ thù đáng gờm của động vật nhỏ dưới nước. Rùa tai đỏ rất hung dữ, và chúng còn được biết đến rằng sẽ sẵn sàng ăn thịt đồng loại nếu đói. Rùa tai đỏ là kẻ thù của người nông dân khi chúng thích "chén" tôm và tàn phá thực vật thủy sinh, hay các cây nông nghiệp. Rất nhiều quốc gia đã nói "không" với loài rùa này.
 
Ngay tại Việt Nam, rùa tai đỏ cũng thực sự là một "thảm họa" đối với môi trường nước khi chúng sinh sản quá nhanh, ăn như "rồng cuốn", đe dọa tới số lượng của nhiều loài thủy sinh nhỏ bé. Và với số lượng đông đảo, loài rùa này đã "đại náo" khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, chúng chính là "kẻ thù số 1" của "cụ Rùa" Hồ Gươm đấy!  
 
Ốc bươu vàng
 
 
Có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, Ốc bươu vàng một loài ốc ăn thực vật rất "khủng khiếp", mà đặc biệt chúng rất khoái ăn cây lúa non, các loài cây thân mềm. Nói đến đây chắc các bạn cũng đã biết ốc bươu vàng chính là "sát thủ" mùa màng ở Việt Nam mình nói riêng và các nước nông nghiệp nói chung trên toàn thế giới.