Những dấu tích "kinh hoàng" từ đế chế La Mã

Gabby, Theo Mask Online 00:00 20/08/2012

"Kinh hoàng" là bởi thời bấy giờ, nhà nước La Mã đã xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng đồ sộ và quy mô.

La Mã từng là quốc gia hùng mạnh nhất phương Tây trong suốt thời kì cổ đại. Trên lãnh thổ trải dài hàng vạn dặm châu Âu, gần như không một nơi nào không có dấu chân, đường biên giới của họ. Chúng ta cùng truy tìm dấu tích còn sót lại để hiểu thêm về tầm nhìn của người La Mã thời bấy giờ nhé!

nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Từ khoảng năm 500 TCN, trong vòng 6 thế kỉ, đế chế La Mã hùng mạnh liên tục xâm lược, mở rộng lãnh thổ. Tại nơi xâm chiếm, những chiến binh La Mã đều để lại dấu tích. Một ví dụ điển hình là chiếc mặt nạ bằng đồng mạ bạc của những kị binh được tìm thấy ở Hà Lan này. Rất có thể, nó đã được sử dụng trong một trận chiến hay cuộc diễu binh. 


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Những kiểu cách kiến trúc và nghệ thuật đi cùng với đội quân thành Rome tới mỗi ngóc ngách mà đế chế này vươn tới. Bàn tay còn sót lại trong tấm hình chính là một phần của tượng người đá cao đến hơn 12m tại đền thờ Hercules ở Amman, Jordan vào khoảng năm 160.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Có một đặc điểm là người La Mã rất hiểu biết, họ chỉ chọn những mảnh đất trù phú, màu mỡ để xâm lược và không bao giờ họ đặt chân tới những vùng khô cằn, thiểu số.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Đi tới nơi nào, người La Mã cũng tiến hành xây hệ thống tường thành, hào, lũy, các pháo đài… để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ. Hiện nay, tại Becheln, Đức, vẫn còn sót lại dấu tích từ hơn 800 hầm hào và đài quan sát thời đó, chạy dọc 342 dặm (khoảng 547,2km) nối liền sông Rhine và sông Danube.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Người La Mã thiết lập cơ sở hạ tầng hiện đại nhất thời bấy giờ của mình mọi nơi. Thị trấn Thamugadi, Algeria là một ví dụ: nó được xây dựng công phu với một hệ thống mạng lưới và sơ đồ có tổ chức bao gồm chợ chính giữa, cổng chào, thư viện, nhà hát có đến 3.500 chỗ ngồi. 


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Hình ảnh những bức phù điêu được tìm thấy ở Mainz, Đức. Khi chiến đấu, quân đội La Mã thường sử dụng khiên, gươm và giáo mác. Họ là những chiến binh vô cùng thiện chiến, tinh nhuệ.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Trong văn hóa thời La Mã, con rồng cũng tồn tại. Tượng đầu rồng này có lẽ là một vật được các chiến binh mang theo khi lâm trận. Người ta cũng tìm thấy hình ảnh tương tự của nó được đặt ở các tháp trung tâm trên đường biên giới.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Sau mỗi chiến thắng quân sự, người La Mã lại sở hữu thêm rất nhiều tù binh. Họ trở thành nô lệ, phục vụ những ông chủ quý tộc. Trong đời sống “thành Rome”, đó là một phần không thể thiếu, thậm chí hình ảnh nô lệ còn xuất hiện rất nhiều qua các ghi chép lịch sử.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Pháo đài ở Qasrbshir, Jordan, xây dựng khoảng năm 300 có lẽ là một trong những nơi hiếm hoi thuộc “bức tường thành Rome - biên giới La Mã” trên sa mạc. Với khoảng 70 - 160 kị binh đóng quân ở đây, đế chế La Mã đã bảo vệ được những cư dân Ả Rập trong thành trước sự xâm lấn của đoàn người du mục.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Jarash, Jordan - một trong những trường đua nổi tiếng nhất của đế chế La Mã. Những cuộc đua xe ngựa kéo chính là trò tiêu khiển, giải trí hàng đầu của giới thượng lưu vào thời ấy.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Người La Mã rất giỏi buôn bán, ngoại thương. Những bức tường biên giới chính là cách để họ phát triển và kiểm soát giao thương. Chiếc bình thủy tinh trên là một sản phẩm vẽ tay được tìm thấy ở bức tường Hadrian, Anh. Nó hẳn đã di chuyển một quãng đường khá xa tới đây bởi loại thủy tinh làm ra sản phẩm này có xuất xứ từ nước Đức.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Một minh chứng điển hình khác: bức tượng men xanh trông giống đầu của một người đàn ông châu Phi nhưng lại được phát hiện tại phía Nam nước Anh, nơi quân đội La Mã từng đóng quân. Người ta đoán rằng, nó là một món hàng được trao đổi với các thương nhân Syria hoặc Ai Cập.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Cổng Khải Hoàn Môn ở Thamugadi mang đặc trưng kiến trúc La Mã. Nó được xây bởi hoàng đế Trajan năm 100, gần pháo đài Lambaesis.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Porta Nigra - “cánh cổng đen” là dấu tích cuối cùng của đế chế La Mã trước khi suy vong và biến mất dưới vó ngựa quân Ba Tư. Cao hơn 100 feet (khoảng 30,4m), bức tường này dài tới 4 dặm (khoảng 6,4km) và xây trong 2 thế kỉ tại Trier, Đức.


nhung-dau-tich-kinh-hoang-tu-de-che-la-ma

Pháo đài Corbridge, Anh chính là pháo đài đầu tiên được quân đội La Mã xây dựng khi mở rộng lãnh thổ. Đó chính là điểm tiếp tế và cung cấp quân bị cho binh sĩ dưới bức tường Hadrian nổi danh.


Bạn có thể xem thêm: