"Nghĩa trang" điện tử ở Ghana

MX, Theo 00:01 24/08/2010

Đã bao giờ bạn nhìn thấy cảnh tượng hoang tàn và u ám như thế này chưa? <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Con người càng đạt được những thành quả vượt bậc về công nghệ cao thì môi trường sống trái đất càng phải gánh những nguy cơ từ sự gia tăng của khối lượng đồ phế thải điện tử. Điều nguy hiểm là loại rác độc hại này thường được đổ vào các nước nghèo và đang phát triển. Dưới đây là một ví dụ điển hình ở Ghana.
 
 
Khung cảnh tại Agbogbloshie, một khu ở chuột ở Accra, thủ đô của nước cộng hòa Ghana. Ở đây, từ trẻ em cho đến thanh niên, mọi người đang đào bới đống rác máy tính để lựa lấy những thứ kim loại đáng giá ở trong. Trong ảnh là David Akore, 18 tuổi và các “đồng nghiệp”.
 

 
Yakubu Al Hasan, 20 tuổi với đống dây rợ. Đồng đỏ là thứ kim loại “được giá” nhất, rồi đến đồng thau, sau cùng là nhôm và kẽm.
 

 
Abdulai Yahaya, 14 tuổi là một trong nhiều đứa trẻ bị cha mẹ gửi đến các “mỏ rác công nghệ” này để kiếm tiền.
 

 
Naasra Yeti, 11 tuổi. Cô bé này có nhiệm vụ đem những chậu đựng nước và đá để dập lửa.
 

 
Tại bãi rác, người ta đập rời các bộ phận máy móc rồi tiến hành đốt để rút và phân loại các kim loại. Bản thân quá trình đốt cháy này cũng gây ra nhiều loại khí thải độc hại vì phần lớn lớp vỏ của máy móc làm từ nhựa tổng hợp. Các “trang thiết bị” trong “nghĩa địa” phần lớn đến từ Châu Âu hoặc Mỹ, máy second-hand và lượng rác điện tử thải ra hàng ngày là không xuể.
 

 
Năm 2008, tổ chức Hòa bình xanh đã lấy mẫu đất ở Agbogbloshie và cho biết môi trường đất nơi đây bị nhiễm độc rất nặng với hàm lượng chì, catmi, antimon, hóa chất từ nhựa cháy ở mức cực kì cao.
 

Những phút chợp mắt ở căn lều tạm bợ dựng gần “nghĩa trang” điện tử.
 

Sự sống hiếm hoi ở nơi tan hoang.
 

Tận dụng màn hình vi tính để làm ghế ngồi.
 

Nghỉ tay ăn uống ngay trên đống rác.
 

Bé Mami Al Hassan, 11 tuổi.
 
 
Mức giá trả cho lao động ở Agbogbloshie thấp hơn mức trung bình quốc tế những 4 lần. Nhưng theo những người làm việc tại “nghĩa trang” này thì như thế là cũng vừa đủ để sinh hoạt. Đây là Yaw Francis, 17 tuổi.
 

Ibrahim Sulley, 17 tuổi.
 

Phần còn lại của túp lều nơi các kim loại được cân đo và bán cho các nơi thu mua.
 
Khung cảnh nơi đây thật hoang tàn.
 

 
Rất nhiều những tổ chức môi trường, bảo vệ sức khỏe khắp thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà rác thải điện tử gây ra cho khu vực này, thậm chí còn yêu cầu các nước ngừng chuyển những thứ độc hại này vào khu vực Ghana cũng như các nước nghèo khác. Nhưng trở ngại ở đây là những rác thải điện tử vẫn có lý do để “luồn lách” khi được khai báo là “quà trợ cấp”.