Nghi án nữ hoàng Cleopatra không xinh đẹp và những điều bí ẩn khác

Cherry, Theo 10:33 02/09/2011

Nữ hoàng Cleopatra liệu có thực sự xinh đẹp? Chiếc thuyền "năng lượng Mặt trời" có ý nghĩa gì?

Nền văn minh cổ đại Ai Cập được bao phủ bởi vầng hào quang đầy bí ẩn, luôn kích thích sự tò mò của các nhà khảo cổ học hay các nhà thám hiểm. Càng khám phá thì dường như sự huyền bí về Ai Cập càng gây cho con người ta sự sợ hãi, dẫn đến xuất hiện vô số những huyền thoại về nền văn minh này. 

Dưới đây là những huyền thoại thú vị khá phổ biển về Ai Cập cổ xưa, hãy cùng “ điều tra” rõ ràng lại nhé!

1. Nữ hoàng Cleopatra là người xinh đẹp

Nữ hoàng Cleopatra là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời cổ đại. Vị Pha-ra-ông cuối cùng của Ai Cập đã mê hoặc thế giới hiện đại và là nguồn cảm hứng cho vô số các cuốn sách, vở kịch, các tác phẩm điện ảnh và 32 vở opera.

Hầu hết mọi người đều cho rằng Cleopatra đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một sự thật đúng: Cleopatra là một phụ nữ. Sự thật là Cleopatra không hề xinh đẹp. Dù thời cổ đại người ta có cái nhìn về sắc đẹp khác bây giờ.


Hình ảnh Cleopatra trong phim và trên đồng tiền xu La Mã.

Tuy Cleopatra không xinh đẹp nhưng bằng trí thông minh, giọng nói ngọt ngào của bà đã chinh phục trái tim hai người đàn ông quyền lực nhất thời bấy giờ.

Cho đến nay, người ta mới chỉ tìm thấy bằng chứng duy nhất về nhan sắc của bà đó là đồng tiền xu La Mã có khắc hình Cleopatra. Theo như bức chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có dung nhan khá thô: cái cổ to, mũi khoằm, tai dài còn cằm thì nhô ra. Cũng giống như đa số phụ nữ thời đó, Cleopatra chỉ cao khoảng 1,5m.
 
2. Khám phá hoàn toàn

Nhiều người tin rằng với công nghệ hiện đại như ngày nay thì những bí ẩn xung quanh nền văn minh Ai Cập cổ đã được khám phá và chứng minh rằng Ai Cập học là ngành không còn phổ biến. Nhưng điều này là không chính xác. 



Ví dụ như con thuyền “năng lượng Mặt trời” được cất trong khu lăng mộ, hiện đang được các nhà khảo cổ nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể lý giải hết những điều về nó.

Theo truyền thuyết, chiếc thuyền là công cụ đắc lực của các Pha-ra-ông nhằm hỗ trợ cho vị thần mặt trời Ra trong cuộc chiến đấu với Apep, một con trăn biển khổng lồ độc ác, kẻ cai trị bóng đêm và sự hỗn loạn của Ai Cập. Mỗi đêm, thần Ra sẽ lái con thuyền này lao vào trận chiến với Apep và bình minh tới, ngài nổi lên với chiến thắng vẻ vang rồi ngao du trên bầu trời.

3. Chữ tượng hình Ai Cập

Chữ tượng hình Ai Cập là một hệ thống chữ viết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng có chứa một sự phối hợp giữa các yếu tố dấu tốc ký và mẫu tự. Người Ai Cập đã sử dụng chữ tượng hình để ghi các văn bản tôn giáo trên giấy cói và gỗ.

Hầu hết mọi người đều cho rằng chữ tượng hình được phát minh bởi người Ai Cập nhưng sự thực là nó được mang tới Ai Cập bởi quân xâm lăng vùng Tây Á. Nhiều hình vẽ về rắn và những loài vật kỳ quái nhiều chân mà chữ tượng hình được cho là ngôn ngữ của lời nguyền và câu thần chú ma thuật.


Chữ tượng hình trên bia đá Rosetta - hòn đá kết nối thế giới văn minh với Ai Cập cổ đại.

Trên thực tế thì người Ai Cập cổ sử dụng chữ tượng hình để khắc tạc lại sinh động đời sống và thuật lại lịch sử trên các bia đá. Lời nguyền rủa hầu như là không có; thay vào đó là những câu nói đơn giản mang tính chất bình luận "nhẹ nhàng" hơn của người dân như: “Tuổi thọ ông ta sẽ giảm”, "Ông ấy sẽ không có người thừa kế”… Thú vị là mãi cho đến khi hòn đá Rosetta được khám phá vào mùa hè năm 1789 thì sau đó các học giả mới nhận ra chữ tượng hình chỉ là minh họa, không tạo nên bảng chữ cái của một ngôn ngữ kỳ lạ nào đó.