Ngất ngây với vẻ đẹp vĩnh cửu của kim cương

Thủy chip, Theo 00:01 22/09/2010

Đã từ lâu lắm rồi, người ta vẫn xem kim cương là biểu tượng của những gì đẹp đẽ và bất diệt. <img src='/Images/EmoticonOng/47.png'>

Tên gọi “Kim cương – Diamond” được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Adamas”, có nghĩa là “không thể phá hủy”. Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ rất tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương là một tinh thể không màu gồm cacbon nguyên chất trong đó một nguyên tử cacbon đều có liên kết với 4 nguyên tử cacbon khác gần đó nhất, tạo thành khối lập phương bền vững.
 
Cấu trúc tinh thể kim cương.
 
Kim cương “ra đời” như thế nào?
 
Cách kim cương hình thành trong lòng núi lửa.
 
Kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 120-200 km so với bề mặt trái đất. Theo các nhà địa chất, kim cương được hình thành đầu tiên vào khoảng 2.5 tỉ năm trước, và mỏ kim cương được cho là ra đời muộn nhất cũng đã 45 triệu năm tuổi. Những nghiên cứu khoa học cho thấy, Cacbon hình thành nên kim cương có nguồn gốc từ lớp đá trên bề mặt trái đất. Dưới nhiệt độ và áp suất rất cao, Cacbon chuyển hóa thành kim cương.
 
Mỏ kim cương Kimberly - Nam Phi - chiếc hố nhân tạo lớn nhất thế giới.
 
Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Phải mất hàng triệu năm, mới có được thứ khoáng chất có tên là “kim cương”. Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.
 
Mỏ kim cương Diavik – Canada – nơi mỗi năm khai thác tới 8 triệu carat.
 
Các mỏ kim cương được gọi là Kimberlite Pipes or Blue Ground , có nghĩa là ống nham thạch. Sở dĩ như vậy là vì theo các nghiên cứu cho thấy ống nham thạch là nguồn kim cương chính. Ngoài ra, người ta còn có thể tìm thấy kim cương ở đáy sông, đó là các mỏ sa khoáng.
 
Có một điều thú vị mà không phải ai cũng biết, đó là người ta không dùng toàn bộ kim cương khai thác được để làm đồ trang sức, mà chỉ sử dụng một phần tư trong số lượng đó mà thôi.

Hình ảnh trên đây là một ví dụ điển hình của kim cương thô, không qua một sự mài dũa nào. Nó có tên là “Glassy” – “thủy tinh”.
 
Người ta đong đếm kim cương bằng cách nào?
 
Carat là đơn vị dùng để đo khối lượng của đá quý nói chung. Một carat tương đương 200 milligram. Người ta còn dùng “điểm” để đo khối lượng của kim cương, với quy ước 100 điểm tương đương 1 carat. Kim cương có khối lượng lớn là rất hiếm, vì thế khối lượng kim cương càng lớn, thì càng có giá trị, và điều đó cũng có nghĩa là giá của nó càng cao.
 
Kim cương có bao nhiêu màu nhỉ?
 
Sắc màu quyến rũ của kim cương.
 
Một cấu trúc tinh thể nguyên chất sẽ làm cho viên kim cương không màu. Tuy nhiên, hầu hết những viên kim cương đều không hoàn hảo. Vàng và nâu là hai màu phổ biến nhất của kim cương. Trái lại, màu đỏ và xanh lá cây là hai màu hiếm gặp nhất ở kim cương, tiếp sau đó là da cam, hồng, tím, xanh da trời và tía.
 
Độ trong của kim cương là gì?
 
Độ trong của kim cương được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp phóng đại 10 lần.
 
Độ trong của kim cương được đánh giá dựa vào các vết trầy xước, vết mờ, vết nứt, và tạp chất mà viên kim cương mang theo. Những vết xước không ảnh hưởng nhiều đến tính chất tinh thể của viên kim cương. Tuy nhiên, những vết mờ có thể làm giảm sự tán sắc ánh sáng. Vết nứt lớn có thể làm cho kim cương vỡ. Tạp chất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị, độ đẹp, độ bền và cấp bậc của kim cương. Kim cương càng trong thì càng quý và đắt hơn.
 
Vì sao lại phải cắt gọt kim cương?
 
10 hình dạng cơ bản của kim cương thành phẩm.
 
Kĩ thuật cắt kim cương chính là quá trình viên kim cương được thành hình và đánh bóng từ dạng viên đá đầu tiên đến một viên đá lấp lánh. Kĩ thuật này giúp người ta làm nổi bật lên màu sắc của viên kim cương, đồng thời dấu đi những khiếm khuyết của viên kim cương đó. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, kĩ lưỡng và cực kì cẩn thận. Kĩ thuật cắt kim cương còn quyết định lượng ánh sáng phản xạ và tạo hình cho một viên kim cương.
 
Có thể nói, mỗi viên kim cương được tạo ra từ sự chắt chiu của lòng đất và từ bàn tay tinh xảo của con người. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp và giá trị không gì sánh được cho kim cương.