Ngắm nhìn "dung nhan" tổ tiên loài người

Nhung Nguyen, Theo 12:00 30/09/2010

Loài người đã phải trải qua một giai đoạn tiến hóa dài lâu. Nhưng cụ thể hình dáng của tổ tiên chúng ta qua các thời kì là như thế nào thì không phải ai cũng biết. <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Các nhà khoa học từ viện nghiên cứu Senckenberg, Đức mới đây đã triển lãm 27 mô hình mặt loài người từ giai đoạn đầu quá trình tiến hóa cho tới ngày nay. Cùng du hành ngược thời gian để chiêm ngưỡng “dung nhan” tổ tiên chúng ta nhá.
 
 
Đây là khuôn mặt của loài khỉ Sahelanthropus, được đặt tên là Toumai, sống vào khoảng 6.8 triệu năm trước. Khuôn mặt này được dựng dựa trên một phần xương hàm và răng tìm được tại sa mạc Djurab, nước CH Xát 9 năm trước. Đây được xem là tổ tiên đầu tiên của con người.
 
 
Trải qua hơn 3 triệu năm nữa, các nhà khoa học đã phục dựng khuôn mặt của loài vượn người Australopithecus, sống cách đây khoảng 3,2 triệu năm. Để tái tạo khuôn mặt này, các nhà khoa học đã dựa vào mẫu xương đầu lâu và hàm còn sót lại của khoảng 17 bộ xương (bao gồm 9 người trưởng thành, 3 thiếu niên và 5 trẻ em) tại vùng Afar, Ethiopia vào năm 1975.
 
 
Đây là khuôn mặt của con người cách đây khoảng 2.5 triệu năm. Đây là thời kỳ sinh sống của loài Paranthropus. Có thể thấy rõ trong ảnh, trong giai đoạn tiến hóa này, phần xương hàm của tổ tiên chúng ta khá phát triển do bắt đầu có thói quen nhai thức ăn, đặc biệt là cây cỏ lớn. Phần mô hình này được dựa phần xương sọ của 1 con Paranthropus đực được tìm thấy ở hồ Turkana, Kenya vào năm 1985.
 
 
Vào giai đoạn cách đây khoảng 2 triệu năm, loài Zinjanthropus ăn chủ yếu là các loại hạt, thực vật nhỏ và rễ cây. Có lẽ cũng chính vì thế mà phần xương hàm của giai đoạn này lại nhỏ hơn, trở về giống giai đoạn trước loài Paranthropus. Cũng giống các phần xương sọ được tìm thấy, xương của loài Zinjanthropus được phát hiện tại Tanzania, châu Phi vào năm 1959.
 
 
Cách đây 1,8 triệu năm, loài vượn đã bước vào giai đoạn tiến hóa tiền con người. Những đặc điểm đầu tiên của con người đã xuất hiện: khuôn mặt phẳng và rộng hơn, răng cũng to hơn, phần não cũng to và phức tạp hơn. Giai đoạn này bên cạnh các loài thực vật, con người – dưới tên gọi Homo đã biết ăn thịt và sử dụng đá làm công cụ.
 
 
Từ giai đoạn tiến hóa tiền con người, các khung xương được tìm thấy không chỉ riêng ở châu Phi mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Loài người Atapuerca, sống cách đây khoảng 500.000 – 350.000 năm với phần xương được tìm thấy ở Ý, Pháp và Hy Lạp. Khuôn mặt này được tái tạo dựa trên phần sọ còn khá nguyên vẹn của một người đàn ông được tìm thấy ở Sima de los Huesos, Tây Ban Nha vào 1993.
 
 
Khuôn mặt với tên gọi “Ông lão La Chapelle” được tái tạo dưa trên phần sọ và hàm của một người đàn ông tìm thấy gần La Chapelle-aux-Saints, Pháp năm 1908. Do các điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt cách đây 56.000 năm nên mặc dù chỉ từ 40 – 50 tuổi nhưng “ông lão” này trông rất "xuống cấp".
 
 
Chiêm ngưỡng khá nhiều dung nhan của phái mạnh, nhưng phải dựa trên các chứng cứ về bộ xương được tìm thấy tại Liang Bua, Flores, Indonesia vào 2003, các nhà khoa học mới có đủ bằng chứng để dựng nên chân dung sớm nhất của phái đẹp. Người phụ nữ trong hình được cho là sống cách đây 18.000 năm và cao khoảng 1m (chiều cao trung bình vào thời đó). Người phụ nữ này thuộc giống Homo giai đoạn sau. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi rằng liệu loài Homo đời sau là một loài riêng biệt hay chính là tổ tiên của loài người hiện đại.
 
 
Cách đây 100.000 – 90.000 năm, loài người đã tiến hóa khá hoàn thiện tất cả các bộ phận trên khuôn mặt, về cơ bản không có một sự thay đổi nào quá lớn so với ngày nay. Trong ảnh là khuôn mặt của một phụ nữ trẻ, khoảng 20 tuổi. Khuôn mặt này được tái tạo dựa trên những gì còn lại của 20 bộ xương trong một ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Israel vào 1969.