Mặt trời xuất hiện lỗ hổng lớn gấp 50 lần Trái đất

May, Theo Trí Thức Trẻ 10:42 18/10/2015

Một "lỗ nhật hoa" khổng lồ gây nên những cơn gió Mặt trời cực mạnh mới được các nhà thiên văn phát hiện ra.

Các nhà thiên văn học tại NASA mới đây vừa nhận thấy một khu vực trông như một vực thẳm khổng lồ trên bề mặt của Mặt trời.

Lỗ thủng này được chụp bởi Đài quan sát Solar Dynamics Observatory của NASA, với kích thước lớn gấp 50 lần Trái đất của chúng ta.

151018sunhole01-766bc
Lỗ nhật hoa khổng lồ có kích cỡ bằng 50 lần Trái đất

Theo các khoa học gia, hiện tượng này có tên gọi khá hoa mỹ: "Lỗ nhật hoa" (coronal hole), xảy ra khi từ  trường không thể quay ngược trở lại bề mặt của Mặt trời, mà thay vào đó gửi đi những dòng phân tử qua những cơn gió Mặt trời với tốc độ cao.

Đây không phải là lần đầu "Lỗ nhật hoa" xuất hiện. Hiện tượng này lần đầu tiên được phát hiện trong khoảng năm 1973-1974. Lỗ nhật hoa tạo ra dòng chảy phân tử qua những cơn gió Mặt trời với tốc độ lên tới 800km/s.

151018sunhole02-766bc
Lỗ nhật hoa trên Mặt trời vào 1/1/2015

Theo NASA: "Các lỗ nhật hoa là những khu vực phát ra từ trường, và là nguồn gốc của những cơn bão Mặt trời với tốc độ cao".

Dù trông "có vẻ" đáng báo động, nhưng theo các chuyên gia, hiện tượng này không khiến Trái đất gặp nguy hiểm. Cụ thể, "lỗ nhật hoa" là một hiện tượng thường gặp ở Mặt trời, thường xuất hiện ở hai vùng cực.

Tần suất xuất hiện "lỗ nhật hoa" phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động của Mặt trời, trong đó hiện tượng nãy sẽ xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm Mặt trời hoạt động yếu trong chu kỳ 11 năm.

151018sunhole03-766bc
Lỗ nhật hoa góp phần tọa nên hiện tượng cực quang tuyệt đẹp tại các vùng cực của Trái đất

NASA cho biết từ trường phát ra từ lỗ nhật hoa thường không gây ra ảnh hưởng nhiều, ngoại trừ đôi lúc tín hiệu vệ tinh và truyền dẫn vô tuyến bị gián đoạn.

Những cơn bão Mặt trời đến từ lỗ nhật hoa có thể gây ra những cơn bão địa từ gần Trái đất, tạo nên hiện tượng cực quang tuyệt đẹp tại các vùng cực của Trái đất.

Nguồn: Daily Mail