"Mật mã" Michelangelo: đối thủ ngang tài với "mật mã Da Vinci"

PLXH, Theo 00:01 01/06/2010

Được coi là đối thủ "ngang sức ngang tài" với Da Vinci, hoạ sĩ-nhà điêu khắc- kiến trúc sư Michelangelo quả nhiên không hề chịu kém cạnh. Những tác phẩm của ông không những mang đầy tính nghệ thuật mà còn chứa đựng trong đó rất nhiều bí ẩn. <img src='/Images/EmoticonOng/24.png'>

Mới đây, hai nhà khoa học người Mĩ là Ian SukRafael Tamargo đã tuyên bố những phát hiện mới nhất của họ về những bí ẩn nằm trong những tác phẩm của nhà điêu khắc đại tài- Michelangelo-đó là sự mô tả một cách chính xác đáng kinh ngạc về những bộ phận trên cơ thể người là tủy sống và thân não trong tác phẩm "Nhà Nguyện Sistine".

http://www.habeeb.com/images/sistine.chapel.vatican.12.jpg

Tác phẩm này được Michelangelo vẽ từ năm 1508 đến năm 1512 được coi là một trong những công trình vĩ đại nhất của họa sĩ kiêm kiến trúc sư thiên tài này.


Ngoài ra, những nhà khoa học từ trường Đại Học Dược Johns Hopkins Baltimore còn phát hiện thêm rằng hình vẽ về cổ họng và ngực của Chúa Trời ở bức tranh "Ranh giới giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm" hoàn toàn không tuân theo những quy luật thông thường, và khác hẳn với những bức tranh cạnh đó. Trong khi hầu hết chúng ánh sáng được vẽ chiếu từ phía bên trái từ dưới lên, thì ở những hình vẽ này, ánh sáng lại được chiếu thẳng xuống, từ phải sang.


Tuy vậy đây không phải là những trường hợp phát hiện đầu tiên về những điều bất bình thường trong những tác phẩm của Michelangelo.



Vào năm 1990, một nhà vật lí tên là Frank Meshberger cũng đã nhận thấy rằng những điểm bất thường ở bức tranh "Chúa tạo ra Adam" chính là hình minh họa hoàn hảo cho não người theo mặt cắt nằm ngang.

Vậy thực sự ý nghĩa của những thông điệp này là gì? Tiến Sĩ R. Douglas Fields thuộc Đại học Maryland đã đưa ra một số nhận định để làm sáng tỏ điều này.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1a/Michelangelo_portrait.JPG

'Phải chăng tác phẩm "Ranh giới giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm" chính là lời minh chứng cho sự xung đột kéo dài hàng thập kỉ giữa khoa học và tôn giáo?...'

Tiến sĩ Douglas bổ sung thêm: "Có lẽ ý nghĩa của Nhà nguyện Sistine không chỉ đơn giản là sự ban phát trí tuệ của Chúa cho Adam mà còn để thể hiện lí tưởng có thể được liên hệ trực tiếp với Người mà không phải thông qua Giáo Hội'.