Lý giải việc phù thủy bị săn lùng ráo riết thời xưa

A, Theo Mask Online 10:17 22/04/2012

Cùng các cập nhật: Tìm thấy gene trí tuệ, loài người vẫn còn ăn thịt đồng loại, Google "nở hoa" trên trang chủ...

Tại sao các phù thủy lại bị săn lùng ráo riết vào thế kỷ 17?


Nhà kinh tế học Emily Oster cho biết, theo các ghi chép lịch sử trên toàn thế giới, các cuộc săn lùng phù thủy thường xảy ra nhiều hơn trong thời kỳ khí hậu lạnh giá. Bởi vì khi thời tiết lạnh giá, người dân khó có thể có được con dê làm đồ lễ tế thần do mùa màng thất thu và kinh tế khó khăn. Việc này dẫn đến sự đổ tội cho các phù thủy, khiến người dân làm ăn thất bát. Qua nghiên cứu, điều này cũng đúng với thảm họa phù thủy tại Salem (Mỹ) nổi tiếng xảy ra vào năm 1692, với hơn 200 người bị bắt giam và hàng chục người bị giết vì bị cho là phù thủy. Lúc đấy nhiệt độ trung bình ở Salem đang trong thời kỳ lạnh giá nhất của một kỷ băng hà nhỏ.


Một trong số các cô gái mắc chứng cuồng loạn tập thể bị quy kết là phù thủy ở Salem.

Trước đây, người ta thường giải thích rằng, nhiều cô gái ở Salem lúc đó bị cáo buộc là phù thủy do đúng vào mùa đông năm 1691-1692, khi người ta cho rằng con gái của Mục sư Samuel Parris là Betty bị bệnh qua đời do phù thủy ám. Nhiều cô gái trẻ bị dân làng cho là phù thủy lúc đó đã mắc phải một bệnh tâm lý là chứng cuồng loạn đại chúng.

Tuy nhiên, theo lý thuyết mới giải thích, sự cuồng loạn đó có thể do các điều kiện kinh tế thảm khốc gây ra. “Qua nghiên cứu các trường hợp liên quan đến phù thủy cho thấy, ngay cả khi xem xét các sự kiện và hoàn cảnh về tâm lý, văn hóa thì một động lực chủ chốt dẫn đến hiện tượng đó có liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh kinh tế”, Oster nói.

Tuy nhiên, lý thuyết mới cho thấy sự cuồng loạn có thể nổi từ các điều kiện kinh tế thảm khốc. Khi thiếu nhiên liệu đốt có thể làm cho các căn nhà trở nên u ám và làm cho người ta dễ có cảm giác nhìn thấy phù thủy. "Các thử nghiệm phù thủy cho rằng ngay cả khi xem xét các sự kiện và hoàn cảnh được cho là tâm lý, văn hóa, động lực chủ chốt cơ bản có thể có liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh kinh tế", Oster.

Sự biến đổi về thời tiết ở đây cũng gây ra những vụ cáo buộc phù thủy tại nhiều nơi với nhiều vụ giết người hành nghề phù thủy vẫn tồn tại. Theo phân tích năm 2003 của nhà kinh tế học Edward Miguel Berkeley, lượng mưa cực đoan (quá nhiều hoặc quá ít) ở đây lại trùng hợp với sự gia tăng đáng kể trong số các vụ giết phù thủy ở Tanzania. Trong đó, nạn nhân thường là phụ nữ lớn tuổi nhất trong một hộ gia đình.

(Nguồn tham khảo: Datviet/LifeslittleMysteries)

Tìm thấy gene trí tuệ


Các nhà khoa học Trường ĐH California tại Los Angeles, Mỹ đã phát hiện được nguyên nhân gì làm người này thông minh hơn người khác. Điều đặc biệt đó nằm ở gene mang tên HMGA2, các nhà khoa học cho biết.


Đoạn gene HMGA2 quyết định khả năng trí tuệ con người?

Phát minh này được thực hiện trong quá trình nghiên cứu nguyên nhân di truyền các bệnh về não. Tờ báo MEDdaily cho hay, đó là một sự tình cờ may mắn. Trong khi tiến hành những thí nghiệm, các nhà khoa học đã phải nghiên cứu ADN của trên 20.000 người sống tại châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Nghiên cứu đã chứng tỏ rằng ở một số người cấu trúc hóa học ở một số đoạn của gene HMGA2 có những điểm đặc biệt và họ là những người có những khả năng trí tuệ vượt trội, trong khi những yếu tố khác về trí thông minh cũng chỉ ngang bằng những người khác. Khi làm trắc nghiệm chỉ số IQ, những người có gene này có kết quả cao hơn những người còn lại. Trung bình sự vượt trội đó là 1,3 điểm, theo tường thuật của báo Pulse Plus.

Giáo sư Paul Thomson, nhà thần kinh học của Trường ĐH Los Angeles, cho rằng sự khác biệt về gene đó khiến cho người ta thông minh hơn. Ông nói: “Nhiều người khó mà tin cái kết quả lạ lùng này, nhưng thực ra điều này rất đơn giản. Mỗi sự thay đổi nhỏ về mã di truyền có thể giải thích được sự khác biêt về trí tuệ của con người”.

Tuy nhiên sự có mặt của gene đặc biệt nói trên không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến sự vượt trội của trí thông minh mà còn có những điều kiện khác nữa. Nhưng dù sao nó cũng là một đột phá nhỏ trong việc tìm hiểu vì sao lại có những người trí tuệ xuất sắc hơn những người khác.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Tình trạng loài người vẫn còn ăn thịt đồng loại


Vụ 3 nghi phạm người Brazil bị cáo buộc làm bánh từ thịt người mới đây nhắc nhở chúng ta chuyện con người ăn thịt đồng loại vẫn còn diễn ra ở đâu đó.

Tạp chí The Lancet của Anh cho biết, đến tận năm 1944, việc ăn thịt người vẫn khá phổ biến trong khu ổ chuột có 250 người ở Olinda (Brazil). Tình trạng nghèo đói và luật pháp không nghiêm được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.


Ba nghi phạm ở Brazil đã giết 2 phụ nữ, ăn thịt họ và chế biến bánh nhân thịt từ các bộ phận của người bị hại.

Isabel Cáceres, nhà cổ sinh vật học người Tây Ban Nha, đã nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ xuất hiện từ cách đây 780.000 năm này, cho biết: "Tục ăn thịt đồng loại từng là một hành vi phổ biến trong loài động vật linh trưởng (bao gồm cả con người). Có lẽ thói quen ăn thịt đồng loại ở loài người là do thiếu hụt các loại tài nguyên và sự tranh giành lãnh thổ trong giai đoạn khó khăn đó".

Trường hợp của 3 người đàn ông bị bắt ở Brazil cũng là một ví dụ cho tội ác ăn thịt đồng loại. Các nghi phạm bị kết tội giết 2 phụ nữ, ăn thịt và chế biến các sản phẩm có nhân thịt từ các bộ phận của người bị hại rồi đem bán.

Theo Richard Sugg, thành viên thuộc trung tâm nghiên cứu của Đại học Durham: "Cho mãi đến cuối thế kỷ 18, các bộ phận trên cơ thể người vẫn được dùng khá phổ biến như một bài thuốc chữa bệnh. Hầu như các phương pháp chữa bệnh lúc ấy đều dùng thịt, xương và máu của người."

Ông cũng cho biết, từ "xác ướp" (ngày nay) từng được dùng trong thời Trung đại để ám chỉ thịt người lấy được từ xác ướp sống dùng làm "thuốc" trị vết bầm phổ biến trong giai đoạn này. Thậm chí đức vua Francis (1494-1547) của Pháp còn bỏ cả thịt người đã được ướp khô vào trong túi để đem lại may mắn.

Theo Livescience, khoa học ngày nay đã chứng minh thịt người không bao giờ là nguồn thức ăn tốt cho con người, do nguy cơ phát tán các căn bệnh nguy hiểm. Chẳng hạn, căn bệnh gây ra do prion (protein bị nhiễm độc hay bị đột biến) mà những kẻ ăn thịt người thời tiền sử mắc phải. Căn bệnh này làm não con người thủng và xốp như bọt biển.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet/Livescience)

Cái Đẹp thuộc về cá nhân hay cộng đồng?


Có câu nói rằng “Cái Đẹp nằm trong mắt người nhìn”, tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy vẻ đẹp dường như được quyết định nhờ số đông.


Bức tranh Madonna and Child. Nghiên cứu đã giải thích vì sao tất cả mọi người đều cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh này.

Theo Livescience, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học New York, Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm với 109 tấm hình từ nhiều nền văn hóa, thời kỳ lịch sử, miêu tả các đối tượng khác nhau. Sử dụng thiết bị chụp cộng hưởng từ, các nhà khoa học đã theo dõi được lượng máu dồn lên não của những người tình nguyện khi họ xem ảnh để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tấm hình tới hệ thần kinh của họ với thang điểm từ 1 tới 4, cao nhất là 4.

Ngoài ra, để đánh giá ý kiến chủ quan của mỗi người, họ yêu cầu những người tình nguyện nhận xét mức độ mà mỗi tác phẩm nghệ thuật khơi dậy cảm xúc: Hân hoan, vui mừng, buồn bã, bối rối, sợ hãi, lo ngại, ghê tởm, đẹp và siêu phàm.

Kết quả thí nghiệm đã chứng minh câu nói trên, nhận xét về thẩm mĩ của mỗi người là rất khác nhau. Tuy vậy, máy quét cho thấy phần não bộ bị kích thích ở mỗi người đều giống nhau, đặc biệt ở các bức ảnh điểm 4. Từ đó, ta có thể kết luận rằng quá trình đánh giá cái Đẹp xảy ra ở mỗi người là như nhau nhưng phần não bộ được kích thích liên quan mật thiết tới bản chất, tính cách của chúng ta. Điều đó giải thích tại sao quan niệm về cái Đẹp vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính số đông.

(Nguồn tham khảo: Livescience)

Kỳ lạ loài động vật có dấu vân tay giống con người


Thực tế là dấu vân tay của gấu túi giống con người tới mức kính hiển vi điện tử quét SEM cũng khó có thể phân biệt được. Các nhà khoa học cho rằng những đặc điểm trên đầu ngón tay của gấu túi đã phát triển chủ yếu trong giai đoạn tiến hóa gần đây của chúng, bởi họ hàng gần của loài này như chuột túi hay kangaroo đều không có dấu vân tay.

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà giải phẫu học đã tranh cãi quyết liệt về mục đích của việc ngón tay có dấu vân tay. Theo nhóm các nhà giải phẫu tại Đại học Adelaide (Úc), vân tay được hình thành do cách chúng ta cầm nắm. Và ở gấu túi cũng vậy.


Trên: Dấu vân tay của gấu túi trưởng thành (bên trái) và người trưởng thành (bên phải).
Dưới: Hình ảnh qua máy quét của dấu vân tay gấu túi (bên trái) và dấu vân tay người (bên phải)

“Gấu túi kiếm ăn bằng cách dùng tay bám đề leo trèo dọc trên các nhánh nhỏ của cây bạch đàn, với tay ra vặt lá rồi đưa vào mồm. Vì thế, cách giải thích tốt nhất cho nguồn gốc của dấu vân tay là sự thích ứng về mặt cơ sinh học để cầm nắm đồ vật. Hoạt động này đã sản sinh ra các tác động cơ học đa chiều lên da, khiến các cấu trúc trên da được hình thành một cách có trật tự", một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Adelaide nhận định.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

Google "nở hoa" trên trang chủ nhân Ngày Trái đất 22/4


Hôm nay, Ngày Trái đất, Google đã để logo doodle có thể "biến hình" thành những khóm hoa đang nở trên trang chủ của mình.

Clip dưới đây ghi lại quá trình "nở hoa" của Google.

Về Ngày Trái đất, bạn có thể xem dòng sự kiện tất-tần-tật về "hành tinh xanh" khi click vào đây.

(Nguồn tham khảo: Google/Youtube)