Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng

G.P, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 12/11/2012

Những hiện tượng hết sức quen thuộc nhưng có ai biết tại sao chúng ta lại như vậy không?

1. Đỏ mặt

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 1

Đã bao giờ bạn tự hỏi, khi được người khác khen ngợi, đối diện với một tình huống cảm xúc mãnh liệt trong các mối quan hệ xã hội hay bối rối trước người ấy, tại sao mặt lại đỏ bừng bừng lên?

Thực ra, đỏ mặt là một sự biểu hiện tự nhiên, ai cũng có thể bị đỏ mặt, và có một số người thì hay đỏ mặt hơn người khác.

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 2

Nguyên lý của việc đỏ mặt bắt nguồn từ việc giãn nở các mạch máu trên mặt. Khi bạn được khen, hay bị lúng túng, trạng thái tinh thần và tâm lý sẽ dao động. 

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 3

Lúc này, não sẽ chỉ đạo các mạch máu li ti trên khuôn mặt nở rộng ra, khiến máu đổ dồn vào má, tạo ra vùng sắc tố hồng hào hay đỏ ửng trên má. 

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được tại sao lại có nguyên lý này và mục đích của nó là gì.

2. Khóc

Chúng ta rơi nước mắt khi buồn, khi đau đớn, nhưng mục đích của việc khóc là gì vậy?

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 4

Trong tất cả các sinh vật, con người là loài duy nhất chảy nước mắt bởi sự chi phối của cảm xúc. Các nhà khoa học tin rằng, khóc không chỉ nhằm mục đích thể hiện cảm xúc mà trong nước mắt còn chứa những hormone và protein có ích, chỉ sinh ra khi con người bị stress hay ức chế cảm xúc. Do đó, sau khi khóc, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 5

Bên cạnh đó, lúc bạn khóc chính là lúc bạn giết chết các loại vi khuẩn. Những giọt nước mắt giúp bạn chống lại những vi trùng đang lưu cữu trong mắt, bởi trong nước mắt có chứa chất lysozyme - một loại enzyme làm phân giải vỏ bọc của vách tế bào vi khuẩn và có tác dụng kháng khuẩn. 

3. Mơ mộng

Việc mơ mộng hay suy nghĩ vẩn vơ, lơ đãng là một trạng thái mà suy nghĩ của một người không liên quan tới những gì đang xảy ra ở môi trường xung quanh. 

Khi suy nghĩ vẩn vơ, bộ não nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác, tái tạo nên những hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ và cảm xúc.

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 6

Bên cạnh đó, những ước nguyện tiềm thức của chúng ta thường nhạt nhòa và giúp ta điều tiết cảm xúc. 

Nhưng lý do tại sao chúng ta nhìn thấy những ảo ảnh kỳ lạ như vậy thì vẫn chưa được lý giải một cách thỏa đáng.

Những giấc mơ ban ngày nằm trong một vùng não được mặc định là luôn hoạt động khi chúng ta nghỉ ngơi hoặc không tham gia vào một nhiệm vụ quan trọng nào đó, nhưng vùng não này sẽ “tắt đi” khi chúng ta cần phải tập trung.

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 7

Mạng lưới mặc định này là tập hợp các vùng não từ vùng trung gian ở phía trước tới phần đỉnh trung tâm. 

Những thùy não phía trước tham gia vào các chức năng như phán xét, ngôn ngữ, ký ức, giải quyết vấn đề, hòa nhập xã hội và tính tự phát. 

Thùy não đỉnh đóng vai trò quan trọng trong xử lý thông tin giác quan.

Lý giải 3 hiện tượng: đỏ mặt, khóc, mơ mộng 8

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao bộ não chúng ta lại được cấu tạo để suy nghĩ lung tung. 

Có thể nó giúp cho bộ não luôn được kích thích trong những hoạt động thường nhật, hoặc chỉ đơn giản là bộ não của chúng ta rất "đa-zi-năng".


Bạn có thể xem thêm: