Loài người sắp phải sinh sản theo cách mới

A, Theo Mask Online 10:42 01/08/2012

Cùng các cập nhật: Phát hiện hố thiên thạch tiêu diệt loài khủng long, ảnh cực nét về Mặt trời chụp bằng máy ảnh "rẻ tiền"...

Loài người sắp phải sinh sản theo cách mới


Cuối tuần trước, tại Viện Bảo tàng Kỹ thuật Bách khoa Mỹ, giáo sư Viện Di truyền học Tâm lý và Hành vi Michael Reimers đã trình bày chuyên luận “Những biến đổi mới nhất mang tính tiến hóa trong bộ gen người”.

Để gen đột biến không di truyền qua các thế hệ, loài người phải giao phó tinh trùng (hoặc trứng) của mình cho những chuyên gia di truyền học để họ làm sạch khỏi tất cả những gen nào bị coi là gen xấu trước khi cho thụ tinh để hình thành phôi trong ống nghiệm.

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Loại bỏ những gen xấu trước khi thụ tinh là phương pháp sinh sản mới của loài người. 

Hiện nay, theo giáo sư, mọi người đang e ngại việc áp dụng giai đoạn này, nhưng chỉ 10 năm nữa (cùng lắm là 20 năm) chúng ta sẽ chẳng còn phương pháp nào khác ngoài cách đó. Chỉ có như vậy mới tạo ra được các thế hệ trẻ khỏe mạnh và thông minh.

Tất nhiên vẫn còn tồn tại một nguy cơ – giáo sư Reimer nhấn mạnh. Có lẽ lúc đó, chỉ còn một số gen nhất định được công nhận là “gen lý tưởng” và mọi người sẽ nhanh chóng trở thành… giống hệt nhau.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Phát minh độc đáo: Ô tô chống tắc đường


Một nhóm các nhà thiết kế đến từ San Diego (Mỹ) đã chế tạo một dòng xe với bề ngoài giống quả trứng, cho phép người lái dễ dàng di chuyển quanh các con đường đông đúc ở những thành phố lớn.

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Dự kiến, Eggasus sẽ được bán đại trà tại Mỹ với giá 5.000 USD (104 triệu VNĐ) trong thời gian tới.

Chiếc Eggasus chạy bằng điện, đủ chỗ chứa cho một người và có thể đạt vận tốc tối đa 40km/giờ. Nó hoạt động như xe 3 bánh chạy điện và không phun khói ô nhiễm như các đời xe dùng xăng.

(Nguồn tham khảo: Gizmodo)

Phát hiện hố thiên thạch tiêu diệt loài khủng long


Các nhà khoa học đã khảo sát một miệng hố lớn đường kính đến 25km trên đảo Victoria (thuộc Canada), hình thành do một trận mưa thiên thạch đã giết chết toàn bộ loài khủng long từ hàng triệu năm trước - Toronto Star đưa tin.

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Hố được đặt tên theo Hoàng tử Albert, có niên đại ước tính từ 130 đến 350 triệu năm.

Các nhà khoa học cho rằng việc các thiên thạch rơi xuống đã làm khí hậu của hành tinh thay đổi hẳn và làm tuyệt chủng cả một loài sinh vật đang thống trị thế giới hồi đó là khủng long.

Theo nhận định, một miệng hố lớn như hố Albert là kết quả rơi của một thiên thạch có đường kính tới 5km. Một sự kiện lớn tầm cỡ đó thường xảy ra trong 1 triệu đến 3 triệu năm 1 lần trên hành tinh của chúng ta. 

(Nguồn tham khảo: Livescience)

Ảnh cực nét về Mặt trời chụp bằng máy ảnh "rẻ tiền"


Các bức ảnh được chụp bởi nghệ sĩ thiết kế đồ họa kiêm nhà thiên văn học nghiệp dư Alan Friedman, đến từ New York (Mỹ). 

Chỉ sử dụng một chiếc máy ảnh 6 megapixel và một ống kính thiên văn trị giá 5.000 USD, kết hợp kỹ thuật đồ họa ông đã tạo ra những bức ảnh sắc nét và vô cùng ấn tượng về Mặt trời và các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời. 

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Bức ảnh sắc nét của Mặt trời được chụp với chế độ ánh sáng ở bước sóng H-Alpha.

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Cận cảnh khu vực 1429 – nơi hoạt động mạnh nhất trên bề mặt Mặt trời.

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Khoảnh khắc Sao Kim (chấm đen tròn) đi qua Mặt trời cũng được Alan Friedman ghi lại.

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Quầng sáng khổng lồ trên Mặt trời.

loai-nguoi-sap-phai-sinh-san-theo-cach-moi
Chiếc kính thiên văn Little Big Man của Alan Friedman.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)