Làm vườn trong thiệp giấy và ý tưởng "không-thể-bỏ-qua"

Hồng Phượng, Theo 12:00 07/09/2011

Bạn đã bao giờ từng nghe đến việc trồng cây trong thiệp giấy và chiếc máy tự vẽ theo nhạc chưa? Và còn một câu chuyện rất thú vị đằng sau video bong bóng xà phòng nữa đấy!

Trồng cây trong thiệp giấy

 
Với ý tưởng hay ho của các nhà thiết kế người Anh, những tấm thiệp giờ đây không chỉ nằm yên trong ngăn kéo, mà còn được biến thành một khu vườn thu nhỏ. Giờ đây, bạn còn có thể gieo hạt ngay bên trong tấm thiệp pop-up (thiệp nổi) rồi chờ ngày cây nảy mầm.
 
Chúng ta sẽ trồng cây trong thiệp như thế này này!
 
Sử dụng loại giấy đặc biệt có khả năng chống thấm, các nhà thiết kế đã khéo léo tạo nên mô hình những ngôi nhà, khu vườn, cửa hàng… dành chỗ cho người dùng trồng cây. Đặc biệt hơn nữa, mặc dù đã bổ sung thêm chức năng mới, nó vẫn hội tụ đầy đủ tính chất nổi bật của loại thiệp pop – up. Cụ thể là nếu đã chán… “chơi”, bạn có thể bỏ cây đi, gập thiệp lại một cách gọn gàng rồi xếp vào tủ. Và khi nào thích, chúng ta hoàn toàn có thể lấy ra dùng tiếp.
 
Cây sẽ nảy mầm từ những gói hạt giống bán kèm với thiệp thế này đấy teen ạ!
 
Trên thế giới, họ gọi đây là Postcarden, ghép từ “Postcard” (thiệp) và “Garden” (khu vườn). Sản phẩm sáng tạo này hiện rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Họ quan niệm rằng một chiếc thiệp bình thường sẽ không đủ bất ngờ và thể hiện được hết tình cảm của người tặng. Vì thế, giờ đây, ngắm nhìn các loại cây ngày một phát triển tốt hơn, giống như tình cảm ngày một lớn, người nhận sẽ cảm thấy vô cùng thú vị. Món quà vì thế mà cũng ý nghĩa gấp bội lần.
 
Khu vườn tí hon tràn ngập màu sắc.
 
Ước gì có Postcarden để tặng "người ấy" nhân dịp Noel sắp tới này nhỉ!
 
Cùng chiêm ngưỡng thêm một vài ví dụ khác về Postcarden nào!
 
Trồng cây xanh trước "khu công nghiệp thu nhỏ".

Còn đây là cây trước "tòa chung cư giấy".

Một khu vườn thật xinh xắn, phải không nào?

"Chậu cây" đang trong ngày ươm mầm.
 
Ra mắt máy tự vẽ tranh khi... nghe nhạc
 
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi hoạt động tương tác của con người đều đánh dấu sự có mặt của công nghệ, chẳng hạn: điện thoại di động, máy tính, mạng xã hội… Những hệ thống này được tạo ra với mục tiêu đáp ứng các nhu cầu của con người. Vậy khi nhận thức của các hệ thống này được nâng lên một mức độ cao hơn (trí thông minh nhân tạo), chúng sẽ được kiểm soát như thế nào? Xa hơn nữa, trí thông minh nhân tạo sẽ hoạt động ra sao để điều khiển các hệ thống tự hoạt động phục vụ nhu cầu riêng của mình?
 
Hình dáng chiếc máy vẽ.

Cận cảnh lúc chiếc máy đang làm việc.
 
Đáp trả cho câu hỏi đó, một họa sĩ kiêm nhà soạn nhạc tên là Ben Grosser đã chế tạo thành công chiếc máy tự vẽ. Hiện nay, Ben đang làm việc tại trường Đại học Illinois (Mỹ).

 

Chiếc máy là một sự kết hợp phức tạp giữa phần cứng và phần mềm, tất cả mọi hành động đều được kiểm soát qua hệ thống trung tâm. Sử dụng âm thanh thu được từ môi trường bên ngoài qua chiếc mic gắn kèm (ta có thể hiểu đó là nguồn cảm hứng của chiếc máy) và trí thông minh nhân tạo, chiếc máy sẽ tự quyết định các hình vẽ. Kết quả tuy chỉ là những đường nét sổ thẳng "trừu tượng" nhưng nó phần nào thể hiện được bước tiến của nền khoa học ngày nay khi chiếc máy đã hoạt động theo “ý nghĩ” riêng của mình. 

Thử nghiệm các đoạn nhạc riêng biệt, tác giả của chiếc máy đã thu được các bức tranh khác nhau. Chúng ta cùng thưởng thức thêm các tác phẩm đặc biệt từ chiếc máy này nào!
 
 


Bong bóng xà phòng và câu chuyện nhân văn

 
Cách đây không lâu, nhà thiết kế Kim Pimmel đã phát hiện ra rằng nếu kết hợp bọt xà phòng với dung dịch ferrofluid (dung dịch hóa học có chiết xuất từ sắt), cô sẽ thu được một cảnh tượng vô cùng thú vị.
 
Sử dụng ống kính macro, Kim đã thu lại toàn bộ quá trình dung dịch ferrofluid “thâm nhập” vào giữa các bọt xà phòng. Diện tích dung dịch ferrofluid màu đen lan ra ngày một rộng hơn theo thời gian, tạo cảm giác như sự sống đang sinh sôi nảy nở. Và rồi, lúc phải “đối mặt” với dung dịch ferrofluid màu cam (được ví như các khó khăn, thử thách trong cuộc sống), chúng vẫn tiếp tục đi tới cho đến khi bong bóng tan hết (kết thúc một cuộc đời).
 
Câu chuyện nhân văn đằng sau bong bóng xà phòng.