Khi tác phẩm nghệ thuật "gặp nạn"

Chali CúcCu, Theo 09:50 20/01/2011

Chỉ vì sai sót nhỏ mà những tác phẩm hội họa đáng giá phải "lãnh sẹo"! <img src='/Images/EmoticonOng/21.png'>

 
Vào ngày 22/1/2010, một người phụ nữ đến thăm quan viện Bảo tàng nghệ thuật Metropolitian tại New York, Mỹ đã không may ngã vào bức kiệt tác “The Actor” đáng giá những 130 triệu USDcủa thiên tài Pablo Picasso. Cú ngã đã tạo nên một vết xước khá dài, khoảng 15cm trong khi bức họa có “số đo” là 1,2m bề ngang và 1,8m bề dài.
 
 
Nữ họa sĩ người Anh Tracey Emin hẳn là “đen đủ đường” khi một loạt “đứa con tinh thần"”của cô gặp nạn. Đầu tiên là bức chân dung tự họa đặt tại triển lãm Edinburgh bị vướng vào dây thép gai. Sau đó là bức “Feeling Pregnant III” cũng đặt tại triển lãm trên bị một người khách không may giẫm nát khi anh này bước lùi và vấp vào giá treo tranh. Vẫn chưa hết, tại Triển lãm quốc gia Scotland, bức “My Uncle Colin” của cô tiếp tục bị đội ngũ nhân viên triển lãm sơ ý làm hỏng trong quá trình vận chuyển. Đến tháng 5 năm 2004, rất nhiều tác phẩm ưng ý, tâm đắc của Emin vĩnh viễn ra đi sau khi kho cất tranh bị cháy.
 
 
Nghệ sĩ người Đức Gustav Metzger nổi tiếng với những tác phẩm sắp đặt. Năm 2004, một tác phẩm của ông được trưng bày tại viện bảo tàng Tate, nước Anh. Thật không may là nhân viên bảo tàng dường như không có con mắt nghệ thuật nên đã lỡ tay… vứt đi một phần tác phẩm của ông. “Một phần” ở đây là chiếc túi nilon đựng rác…
 
Metzger không phải là nghệ sĩ duy nhất bị “đối xử” bất công do hiểu nhầm. Vào năm 2001, nghệ sĩ Damien Hirst còn bị mất một lon bia, một nhúm tro bụi và tách cà phê (những thứ “thập cẩm” này được giải thích là miêu tả cho cuộc đời của ông trong tác phẩm). Xa hơn nữa là vào năm 1980, Joseph Beuys bị mất miếng bông tắm do nhân viên triển lãm ở Đức thấy khó hiểu khi không biết ai lại “muốn tắm giữa triển lãm”.
 
 
Một vụ thiệt hại đáng giá tới 800.000 USD đã xảy ra vào năm 2006 tại bảo tàng Cambridge, nước Anh khi một người đàn ông xui xẻo giẫm vào dây giày và ngã thẳng vào khu vực trung tâm tiền sảnh, nơi trưng bày 3 chiếc bình gốm quý của Trung Quốc đã có 300 năm tuổi. Hơn thế nữa, 3 chiếc bình này được coi là “báu vật” của bảo tàng.
 
Năm 2000, một bức tranh được định giá 157.000 USD của họa sĩ người Anh có tên là Lucian Freud đã bị đưa vào máy nghiền không thương tiếc. Nguyên nhân là một người vận chuyển được giao nhiệm vụ sắp xếp đồ đạc cho triển lãm đã đưa bức họa kia vào trong… máy nghiền vì anh ta nghĩ cái hộp mình đang cầm là… trống rỗng bên trong.
 
 
Tác phẩm chuẩn bị cho buổi tham gia triển lãm của họa sĩ người Pháp Claude Monet đã hoàn thành. Người thân và bạn bè đều dành những lời nhận xét “có cánh” cho bức họa. Buổi ra mắt sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 1908 và nó là lúc để Monet “trình làng” kết quả sau 3 năm miệt mài sáng tác. Tuy nhiên, trước ngày trọng đại, vị họa sĩ ngắm nhìn bức tranh lần cuối và lại cảm thấy không ưng mặc dù nó đã được chuyên gia định giá ở mức 100.000 USD vào năm 1908. Câu chuyện kết thúc khi Monet dùng dao và cọ vẽ để “chỉnh” lại bức tranh của mình.
 
 
Mùa thu năm 2006, chủ một sòng bạc tại Las Vegas tên là Steve Wynn đồng ý bán lại bức kiệt tác “Le Reve” của Picassso cho một người giàu có và đam mê nghệ thuật là Steve Cohen. Cái giá để Cohen thỏa mãn đam mê là 139 triệu USD – mức giá cao nhất trong lịch sử buôn bán tranh nghệ thuật. Nhưng đến lúc thương vụ sắp trót lọt, thì Wynn chẳng may “quá tay” làm thủng một lỗ có kích thước bằng đồng xu trên bức họa. Tất nhiên đến lúc ấy chẳng thể bán tranh cho ai mà Wynn phải tốn tới 85 triệu USD cho việc phục chế lỗi trên bức tranh.