Khám phá top 10 hố thiên thạch khủng nhất trái đất

Rei, Theo 06:02 15/08/2010

Cảm nhận những "tác phẩm" mà thiên thạch tạo ra nhé <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Từ lúc hình thành, Trái Đất đã phải hứng chịu không ít những vụ va chạm thiên thạch, một trong số đó là giả thuyết về vụ thiên thạch "đổ bộ" xuống Trái Đất các đây 65 triệu năm và là nguyên nhân dẫn đến thay đổi khí hậu hoặc phá hủy toàn bộ hệ sinh quyển của Trái Đất lúc bấy giờ, khiến loài khủng long mất môi trường sống rồi dẫn đến tuyệt chủng . Các nhà khoa học cho biết, trên trái đất chỉ có khoảng 176 hố thiên thạch được phát hiện.
 
Trong khi hầu hết những hố thiên thạch đã biến mất hay bị bào mòn trong quá trình dịch chuyển địa chất qua thời gian dài, một vài trong số đó vẫn còn tồn tại, cung cấp cho chúng ta những bằng chứng về những tác động của nó đến trái đất và hệ sinh thái ở đó. Và đây là 10 hố thiên thạch đáng được chú ý nhất còn tồn tại đến ngày nay
 
Hố thiên thạch Arizona, Mĩ
 
Nằm cách Flagstaff 40 dặm về phía Đông, hố thiên thạch này rộng hơn 1.200m và sâu đến 200m. Khung cảnh quanh hố giống mặt trăng đến kỳ lạ này nhờ vào khí hậu khô cằn của vùng sa mạc bắc Arizona và một phần vì nó tương đối "mới'  (khoảng 40.000 năm tuổi).
 

 
Người ta ước tính rằng thiên thạch Canyon Diablo tạo nên hố thiên thạch này có thành phần chủ yếu là sắt và niken có đường kính khoảng 50m và nặng xấp xỉ 150.000 tấn.
 

 
Hố thiên thạch Wolfe, Úc
 
Giống như hố thiên thạch ở Arizona, Wolfe có tuổi đời khá lâu (300.000 năm) và tọa lạc ở 1 vùng xa xôi hẻo lánh của nước Úc.
 

 
Cũng giống như hố thiên thạch MeteorArizona, Wolfe Creek được bảo tồn nguyên trạng cũng do môi trường ở Outback và độ tuổi của nó (khoảng 300.000 năm). Để đến được hố thiên thạch này, các du khách phải trèo qua một vách đá cao 25m trước khi xuống mặt hố phủ đầy cát sâu khoảng hơn 50m.
 

 
Cả những mẩu thiên thạch sẳt bị ôxy hoá và những mảnh thuỷ tinh (hình thành khi cát bị nung chảy) được tìm thấy trong hố Wolf Creek, đã chứng tỏ nguồn gốc thiên văn của nó.
 
Thêm vào đó, ở giữa của miệng hố chứa đầy thạch cao, loại  khoáng chất màu trắng giữ nước và cho phép sự phát triển của các loài cây cỏ, bụi rậm trong cái sa mạc không lấy gì làm thân thiện cho lắm này.
 
Manicouagan, Quebec, Canada
 
Hố thiên thạch Manicouagan là một trong những hố thiên thạch lâu đời nhất mà có thể thấy được, có thể do nó nằm ở vùng khắc nghiệt của vành đai Canada, khoảng 190 dặm về phía bắc của thành phố Baie Comeau. Hồ bao xung quanh vùng tâm nổi lên của hố thiên thạch có đường kính rộng đến 40 dặm (xấp xỉ 65km).
 

 
Theo 1 giả thuyết khá thú vị của 1 nhóm nhà khoa học David Rowley, John SpraySimon Kelley cho rằng các hố thiên thạch như Manicouagan, Rochechouart (Pháp), Saint Martin (Manitoba, Canada), Obolon (Ukraine) và hố cánh đỏ (bắc Dakota, Mỹ) đều đươc tạo ra nằm trong 1 chuỗi mắt xích do 1 hành tinh khác bị nổ vụn , rơi vào bầu khí quyển trái đất. Vào 240 triệu năm về trước, chúng ở rất gần nhau và gần như là thẳng hàng đến nỗi mà chúng có thể đã gây ra sự tuyệt chủng trong thời kỳ Trias cuối của kỷ nguyên Đại Trung sinh.
 
 
 
 
Những hình ảnh trên được chụp bởi  trạm Vũ Trụ quốc tế, di chuyển trên quĩ đạo trên cao Trái đất, cho thấy 1 góc đặc biệt về hố Manicouagan và vòng ánh sáng xanh phía Bắc.
 
Wetumpka, Alabama, Mĩ
 
Khoảng 82 triệu năm trước, một thiên thạch rộng khoảng 350m đã rơi xuống vùng biển nông phía bắc của nơi là thành phố Montgomery, Alabama  hiện nay. Nhưng gì còn sót lại cho đến ngày nay chính là một trong những  hố thiên thạch biển còn nguyên vẹn nhất thế giới.
 

 
Rộng khoảng 5 dặm, hố thiên thạch Wetumpka lộ những vỉa đá trên miệng hố trơ trọi và vùng tâm được nâng lên, đã chứng tỏ những tác động đột ngột lên nền lục địa dưới  đáy biển.
 

 
Hồ Lonar, Ấn Độ
 
Là 1 trong những hố thiên thạch nổi tiếng nhất Ấn Độ, hồ Lonar nằm gần thị trấn Sultanpur thuộc bang Maharashtra. Theo ước tính, nó rộng khoảng hơn 1 dặm và đường kính là 1.200 m,  hồ chứa nhiều muối và kiềm. Hồ Lonar có lẽ được hình thành do sao chổi hay một trận mưa thiên thạch vào kỉ Pleistocene, cách đây 52.000 năm.
 
 
 
Cho đến giờ, Lonar vẫn giữ nguyên vẹn kích thước và diện mạo, hình dáng ban đầu, một phần là do sự đóng băng của thời tiết ở vùng này, một phần cũng vì khoáng chất của núi lửa bazan, bồi đắp thêm độ cứng, rắn cho nó.
 
Pingualuit, Quebec, Canada
 
Mới được phát hiện vào khoảng giữa những năm 1940 và được được dân bản địa gọi bằng cái tên linh thiêng: “con mắt pha lê của Nunavik". Hố sao Pingualuit có đường kính khoảng 3,44 km này nằm cách xa về phía bắc bán đảo Ungava, Quebec, Canada và có niên đại khoảng 1,4 triệu năm.
 
 
 
 
Hiện nay, hố thiên thạch này chứa toàn nước mưa và tuyết, tuy nhiên có điều lạ là lượng muối có trong nước ở đây chỉ có 3/1.000.000 trong khi ở nước bình thường là 5/1.000.000.
 
Kaali, Estonia
 
Khoảng 660 năm trước Công nguyên, có một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất và vỡ thành ít nhất là 9 mảnh, và tạo nên đảo BalticSaaremaa với sức công  phá bằng một quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
 

 
Một vài trong số những hố thiên thạch này đã bị ngập trong nước nhưng vẫn giữ hình dáng tròn đặc trưng như khi chúng mới hình thành sau khi những núi băng trôi của kỷ Băng Hà tan hết. Hố lớn nhất trong những hố thiên thạch đó là Kaali thì rộng chừng 100m, lượng nước ngầm trong các hố thay đổi theo từng mùa.
 
 
 
Sự kiến tạo nên hố Kaali còn có thể được tìm thấy trong sử thi về người Viking và Finnic cổ  đại cũng như trong thần thoại Bắc Âu. Hố thiên thạch chính, Kaali còn  được gọi là "Hồ thánh thần", và nó cũng có thể đã được sử dụng trong các nghi lễ tà giáo
 
Gosses Bluff, Úc
 
Gosses Bluff trông còn khá “trẻ”  so với tuổi thọ của nó , vào khoảng 142 triệu năm.
 

 
Tọa lạc tại phía bắc nước Úc, hố sao Gosses Bluff xinh đẹp này được coi là 1 trong những địa điểm du lịch hút khách nhất nước Úc.
 
Hố thiên thạch nằm cách thị trấn Alice Springs 110 dặm về phía Tây. Được hình thành từ trận thiên thạchcuối cùng của kỉ Jura, trận sao băng này đã gây chấn động mạnh đến môi trường của trái đất và gây tàn phá, làm xuất hiện hố sâu có đường kính 22 km.
 

 
Sự va chạm của thiên thạch Gosses Bluff cũng chính là điểm kết thúc của kỷ Jura, gây ra sự tàn phá khủng khiếp và một hố va chạm rộng đến 22 km. Tuy nhiên, theo thời gian và điều kiện khí hậu, hố Gosses Bluff chỉ còn rộng có 5km.
 

 
Hố thiên thạch song sinh Clearwater, Quebec, Canada
 
Hồ Clearwater là một cặp hố thiên thạch nằm ở Quebec, Canada, gần bờ biển của vịnh Hudson. Cũng giống như những hố thiên thạch lâu niên khác – trong trường hợp này là gần 290 triệu năm – cặp hố song sinh này vẫn giữ nguyên hình dạng do nền đá cứng ở Canadian Shield (tên một vùng đá cứng ở Quebec).
 

 
Đường kính của cặp hồ này là 26 và 36 km, và một hồ còn có một vòng tròn gồm những đảo nhỏ ở  bên trong. Hiện tượng hố thiên thạch đôi thì hiếm thấy ở Trái Đất nhưng lại rất phổ biến trên các hành tinh và mặt trăng khác trong hệ mặt trời.
 

 
Nguyên nhân của việc này có thể là do những thiên thạch này vỡ làm đôi khi xuyên thủng bầu khí quyển của trái đất, hay như giả thuyết của  một số nhà khoa học, những tiểu hành tinh cùng với mặt trăng của nó đã  đi cùng nhau đi tới cuối cuộc hành trình
 
Wilkes, Châu Nam Cực
 
Với sự ra đời của những máy ảnh hiện đại, chụp ảnh vệ tinh độ chính xác cao, người ta đã có thể ghi lại những thứ vượt quá giới hạn tầm nhìn của con người như những hố thiên thạch hay vết tích còn lại của nó liên tục được phát hiện.
 

 
Ngay cả khi bị bao bọc bởi lớp băng dày hàng nghìn km, Nam Cực cũng không phải là ngoại lệ: một trong những hố thiên thạch lớn nhất  từng được biết đến có thế đã được tìm thấy dưới những lớp băng dày trong hàng triệu năm. Nếu những lý thuyết trên được chứng minh, thì có thể đã có một vụ va chạm lớn với một tiểu hành tinh rộng 48km ở bờ biển Nam Cực vào 250 triệu năm trước, tạo nên một hố  rông tới 483km.
 

 
Vụ va chạm Wilkes Land có thể được hình thành cùng với vụ va chạm rộng 200 km Bedout ở gần Australia bởi những thiên thạch mà hậu quả là sự tuyệt chủng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử của Trái Đất: trận Đại hạn hán (the Great Dying) kết thúc thời kỳ Permian (90% các loài sống dưới nước và gần ba phần tư các sinh vật và thực vật sống trên cạn đã bị tuyệt chủng).