Hồi tưởng sự kiện 11/9 qua các tác phẩm nghệ thuật (Phần 3)

Hà Anh, Theo 14:05 10/09/2011

Trong phần cuối của loạt các tác phẩm hồi tưởng về sự kiện 11/9, chúng ta một lần nữa thấu hiểu một phần cảm xúc mà người dân Mỹ đã phải trải qua.

Tiếp theo "Sự phi lý" và "Lời khẳng định", "Biểu tượng" là phần cuối trong loạt tác phẩm nghệ thuật hồi tưởng về sự kiện 11/9. Đúng như tên gọi của mình, các tác phẩm thuộc "Biểu tượng" đều chọn cho mình những hình mẫu giàu ý nghĩa, ẩn chứa một câu chuyện đầy tính nhân văn.
 
1. “Những mảnh vỡ của chiến tranh” - Marylene Camacho
 
“Những mảnh vỡ của chiến tranh” là bức tranh gồm bốn mảng phản ánh những trải nghiệm sau chiến tranh của bốn nhóm người khác nhau. Thành phần của mỗi mảng được lấy từ những nguồn khác biệt bao gồm cả hình ảnh của tác giả, của người bạn quân y và cả người chụp ảnh cho chuyên đề chiến tranh. Các nét vẽ thấm ra khung hình và sàn cho thấy một sự thật rằng những mất mát về vật chất và tinh thần không thể gói gọn được trong một bức hoạ.
 

 
Là một khái niệm trừu tượng trong cuộc sống đương đại, chiến tranh được xem xét theo nhiều cách bởi sự nhìn nhận khác nhau của mỗi người. Tác giả tin rằng dù trong quá khứ hay hiện tại, chiến tranh luôn mang đến một gợn sóng kỳ lạ với tầm ảnh hưởng được cảm nhận sau nhiều thập kỷ, thậm chí nhiều thế kỉ sau đó.
 
2. “Dấu gạch ngang” - Abdi Farah
 
Ngay trong cái nhìn đầu tiên, thật khó để lý giải cụ thể dấu gạch ngang là gì. Nhưng sau đó, tác giả đã có thể nhận ra đó là một túi đựng cơ thể và nhiều câu hỏi dần xuất hiện trong đầu ông.

Người này là ai? Đàn ông? Phụ nữ? Một người lính? Một người dân thường? Một nạn nhân? Hay một cá nhân nào đó cuối cùng đã bị huỷ hoại bởi chính lối sống bạo lực của mình?

Người này là ai? Một người quan trọng, giống như một nhà lãnh đạo, hay chỉ là một người vô hình với thế giới từ rất lâu rồi trước khi anh ta rời bỏ nó?  Bi kịch ngày 11/9 mười năm về trước cho thấy một sự bế tắc.
 

 
Chúng ta chống lại ai? Phải đổ lỗi cho ai? Phải tập trung sự chú ý của mình vào đâu? Cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người lính và dân thường, nhưng thực tế cho thấy nhiều người thiệt thòi ở vùng biên giới dường như đã bị lãng quên. Bạo lực ở các thành phố gia tăng một cách nhanh chóng như tỉ lệ bỏ học của học sinh trung học phổ thông, sự phân chia giữa người giàu và người nghèo ngày một rõ rệt khiến cho Mỹ ngày càng giống với các quốc gia nghèo.
 
Nhưng “Dấu gạch ngang” không hoàn toàn thuộc về những bi kịch. Một dấu gạch ngang, trong cú pháp, được sử dụng để liên kết từ, giống như cái chết (đồng nghĩa với sự thất vọng và thiếu hụt) là sự liên kết giữa cuộc đời này và cuộc sống sau đó.

Giống như những gì chứa trong các túi đen, không ai biết bên kia thế giới là gì: Thiên đường? địa ngục? Hay không gì cả? Nhưng với nhiều người, hi vọng rằng sự hi sinh sẽ mang lại hoà bình, điều duy nhất họ có thể làm để xoa dịu những nỗi đau trong quá khứ và tiếp tục chịu đựng trong hiện tại.
 
3. “Gia đình - Allen Brewer
 
Allen Brewer thức dậy vào sáng 11/9 với đồ đạc đã sẵn sàng cho chuyến bay tới New York để thực hiện công vụ. Một cuộc điện thoại dị thường đã khiến anh thay đổi quyết định và không ra sân bay nữa.

Anh là một người may mắn. Sau 10 năm hồi tưởng, anh cho ra đời tác phẩm "Gia đình" - với ý niệm: con người luôn có một sự liên kết vô hình với nhau, dù cố ý hay ngẫu nhiên, chúng ta là những kẻ lạc lõng, dựa dẫm vào nhau trong mảnh đất chật hẹp.
 
Và đặc biệt là trong thời gian bị tổn thương, chúng ta đã sống dựa vào gia đình và những người xung quanh. Bản vẽ này được sao chép từ một bức ảnh từ thế kỉ 19, miêu tả một con phố điển hình ở NY. Các toà nhà như được mắc nối với nhau như những tấm lưới với nhiều người trên phố. Sáo rỗng nhưng là sự thật, con người ràng buộc với nhau bởi một tấm lưới, và những đường chỉ trở nên chắc chắn hơn khi được nối lại với nhau.
 
4. “Hành hương về phương Đông” - Ryan Romer
 
“Hành hương về phương Đông” là bức tranh sơn dầu đại diện cho đức tin của mỗi người về một thế giới tâm linh tồn tại sau cái chết. Đây là những hình ảnh được trừu tượng hoá về sự di dời của các linh hồn tới nơi khác, thực hiện một nấc cao hơn của vòng luân hồi. Trong tác phẩm, Ryan Romer đã sử dụng những biểu tượng của đức tin, giàu ý nghĩa, khiến người ta có cảm giác về sự chuyển giao và niềm hạnh phúc giữa chu kỳ sống – chết.
 

 
5. “Tòa tháp đôi” - Peregrine Honig
 
Giờ đây, ngay cả khi vụ tấn công đã đi qua được 10 năm nhưng tác giả vẫn hồi tưởng câu chuyện của mình bằng một cảm xúc mãnh liệt.
 
“Tỉnh dậy vào sáng 11/9 với một giấc mơ về thảm kịch, lúc đó, tôi đang ở thành phố Kansas và có một cuộc họp vào 8 giờ sáng. Mark, chồng tương lai của tôi, đang ngủ sau buổi biểu diễn nhạc Jazz. Tôi tới quán cà phê và cuộc họp bị gián đoạn sau khi toà tháp thứ hai chìm trong lửa trên màn hình vô tuyến nhỏ mà chúng tôi đang tập trung xung quanh. Tôi trở về nhà và trở lại giường, có gắng giải thích với Mark chuyện gì đang diễn ra. Trong cơn ngái ngủ, anh trở mình và nói với tôi mọi chuyện đều ổn cả”.
 

 
“Những gì tôi vừa nói thật khó tin và tôi rất muốn tin lời anh. Tôi lại trở dậy và bật đài phát thanh. Nước Mĩ thật gần nhưng cũng thật xa. Nicole – người bạn cao kều của tôi, và em song sinh của cô ấy – Coryn, đã được gọi là “tháp đôi” suốt thời thơ ấu. Bà gọi cho tôi từ Eastchester sau ngày hôm đó để thông báo rằng mình vẫn ổn. Nhưng tôi không tin vậy”.
 
“Tôi đã tới khoảng trống của toà tháp để thăm bà những tháng sau đó rồi tự hỏi mình sẽ làm thế nào để thích nghi với chân tay giả. Hoa nhựa và các bức ảnh được nhồi vào hàng rào. Mẹ tôi nhớ mãi cái ngày Tổng thống Kennedy bị bắn, còn tôi sẽ nhớ 11/9 theo cùng một cách: Những gì tôi đã mặc, mùi hương ngọt tự nhiên toả ra từ mái tóc người đang nằm ngủ cạnh tôi, ánh sáng đổ vào qua cửa sổ như tôi đã cố gắng để quên những thứ không thể nào quên”.