Hindenburg - thảm kịch khí cầu kinh hoàng thời Đức quốc xã

Việt Anh, Theo Mask Online 12:02 11/05/2012

Cho đến nay, nguyên nhân thảm kịch này vẫn bị giấu kín...

75 năm về trước, ngày 6/5/1937 đã đi vào lịch sử như là thời điểm kết thúc kỷ nguyên hưng thịnh của một phương tiện du lịch trên không: khinh khí cầu. Đó là ngày mà chiếc khinh khí cầu huyền thoại mang tên Tổng thống Đức dưới chế độ Hitler là Hindenburg bốc cháy trước khi hạ cánh tại Lakehurst, New Jersey (Mỹ). 35 người đã thiệt mạng trong tổng số 97 người lên tàu. Tấn thảm kịch như tiếng sét đánh tan biểu tượng một thời của Đức quốc xã, dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh nguyên nhân xảy ra vụ việc.

Dư luận không khỏi xôn xao về những gì đã diễn ra. Báo chí, nhiếp ảnh gia tận mắt chứng kiến quả cầu lửa “hạ cánh” liên tiếp đưa tin và đoán già đoán non về nguồn gốc cuộc hỏa hoạn. Dưới đây là những bức ảnh được tổng hợp lại, nó cho chúng ta cái nhìn khái quát nhất về khinh khí cầu một thời uy chấn địa cầu song chết yểu trong một thảm kịch nhân loại…

Hình ảnh chụp từ trên cao khinh khí cầu Hindenburg mang theo biểu tượng Đức quốc xã ở đuôi khi bay qua Manhattan ngày 6/5/1937. Không ai có thể ngờ rằng, hành trình con tàu huyền thoại kết thúc vài giờ sau đó, khi nó hóa thành một quả cầu lửa và rơi xuống.


Những công đoạn hoàn thiện cuối cùng của khinh khí cầu A/S Hidenburg tại xưởng sản xuất ở Friedrichshafen. Với kích thước khổng lồ, dài 245m, đường kính 41,2m, những người công nhân trông thật nhỏ bé khi sánh vai cùng con tàu khổng lồ.


Hình ảnh khung xương bằng thép LZ 129 trong quá trình sản xuất khinh khí cầu tại nhà máy Friedrichshafen. Sau này nó được đặt theo tên Tổng thống Đức - Marchal Paul von Hindenburg và trở thành niềm tự hào của nước Đức. Nó được xây dựng năm 1931, vài năm trước khi Hitler được bầu là Quốc trưởng.


Tính đến trước khi thảm họa xảy ra, Hindenburg đã thực hiện thành công 17 chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vận chuyển hơn 2.600 hành khách và đạt vận tốc 135km/h.


Các nhân viên mặt đất bao quanh khí cầu Hindenburg khi nó chuẩn bị khởi hành tiến về căn cứ Hải quân Mỹ - Lakehurst, New Jersey trước lúc trở về nước Đức.


Hidenburg còn hơn cả một phương tiện giao thông, đó gần như là một khách sạn xa hoa với những phòng ăn, phòng tắm tiện nghi sang trọng. Trên đây là cảnh một phòng ăn trên khinh khí cầu.


Con tàu xa hoa chỉ được dành riêng cho những thương gia giàu có và tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Cận cảnh các hành khách giàu có đang ăn tối thịnh soạn trong phòng ăn tháng 4/1936.


Từ trong khinh khí cầu, các hành khách VIP có thể mở cửa sổ và ngắm nhìn quang cảnh mọi thứ từ trên cao. Đây là một điểm thú vị của việc du lịch trên không bằng khinh khí cầu.


Khí cầu được “mạ vàng” một lớp dạ dày bò để ngăn tia đánh lửa khỏi hệ thống khí hydro. Phần còn lại được trang hoàng thiết kế cực kỳ cao sang, gồm nhà bếp đầy đủ tiện nghi như các nhà hàng lớn trên mặt đất.


Bức ảnh chụp khí cầu Hindenburg bay qua Boston, Massachusetts năm 1936. Kể từ khi ra đời cho tới trước thảm kịch, Hindenburg đã góp công lớn tạo nên một kỷ nguyên hoàng kim cho việc du lịch trên không bằng khí cầu lúc bấy giờ.


Khinh khí cầu khổng lồ trông như một điếu xì gà, hạ cánh tại Lakehurst tháng 5/1936. Trên thân tàu còn gắn cả hình ảnh 5 vòng tròn Olympic nhằm quảng bá cho Thế vận hội mùa hè Berlin cùng năm.


Hindenburg được coi là cầu nối giữa Đức và Mỹ. Đây là bức hình chụp cảnh khinh khí cầu khổng lồ bay ngang qua tòa nhà Empire State và Manhattan ngày 8/8/1936, trên đường tới Lakehurst.


Hindenburg đang bình yên theo lộ trình bay qua Manhattan, New York (Mỹ) ngày 6/5/1937, chỉ vài giờ trước khi thảm kịch ập xuống.


Khinh khí cầu trên đường hạ cánh xuống trung tâm Hải quân Mỹ ở Lakehurst, ngay trước khi bốc cháy. Theo tư liệu, Hindenburg đã buộc phải hạ cánh xuống vì lo sợ nguy cơ một cơn dông ập tới. 


Khi còn cách mặt đất khoảng 200feet (khoảng 60m), khinh khí cầu bỗng nhiên bốc cháy dữ dội từ phía đuôi. Khi ấy là khoảng 7h25’ (giờ địa phương).


Một vụ nổ lớn diễn ra ngay trên không trung. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc giữa tiếng nổ thứ hai và thứ ba của khí cầu trước khi nó rơi xuống đất. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một phút.


Lửa bắt đầu cháy từ đuôi Hindenburg và lan thẳng tới đầu tàu một cách nhanh chóng do khí hydro nổ. Chiếc đuôi bốc cháy, tàu mất cân bằng và đâm xuống đất. Mọi người đứng gần đó bỏ chạy tán loạn.


Bức ảnh động mô tả lại cảnh khinh khí cầu tiếp đất. Khung xương LZ 129 bị thiêu rụi còn những hành khách cố hết sức để thoát thân.


Ở góc phải của bức ảnh, bên cạnh chiếc khung của Hindenburg trong lửa, trong gang tấc, có một bóng người đang cố chạy thoát ra khỏi thảm kịch. Gần như ngay lập tức, những nhân viên cứu hộ được huy động đến hiện trường.


Xác khinh khí cầu Hindenburg nhìn từ xa sau vụ cháy: không còn gì nhiều ngoài một số phần còn lại của cấu trúc xương vụn nát trong làn khói đen vẫn bốc lên ngùn ngụt.


Một phụ nữ không rõ tên tuổi - hành khách trên khí cầu xấu số được các nhân viên mặt đất đưa đi trong tình trạng hoang mang ngay sau khi con tàu “thiệt mạng”.


Ngay sau khi thảm họa khinh khí cầu rơi 2 ngày, một đoàn chuyên gia của quân đội Mỹ được cử tới để điều tra hiện trường. Rất nhiều nguyên nhân gây ra vụ cháy trên tàu đã được đề cập tới. 


Công tác thu nhặt những vật dụng còn sót lại bên trong khinh khí cầu được tiến hành ngay sau thảm họa bởi những nhân viên mặt đất.


Cuộc điều tra diễn ra trong tháng 5 tại cánh đồng Lakehurst, nơi khí cầu rơi xuống. Trên đây là cận cảnh bên trong Hindenburg sau thảm họa. Cấu trúc xương LZ 129 về cơ bản vẫn còn khá chắc chắn ngoài việc nó bị méo mó và xỉn đi trong lửa.


Toàn cảnh xác khinh khí cầu Hindenburg in một vết đen khổng lồ tại cánh đồng Lakehurst, gần trung tâm Hải - Không quân Hoa Kỳ, bang New Jersey. Bức ảnh được chụp ngày 7/5/1937.


* Bài viết sử dụng tư liệu, nguồn ảnh tham khảo từ The Atlantic, AP Photo, Archive.org, German Federal Archive...