Hiện tượng kỳ thú: cầm 1.000 con cua trong lòng bàn tay

Oct, Theo Trí Thức Trẻ 16:17 09/10/2015

Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều bất ngờ mà nhiều người trong chúng ta không hề hay biết.

Đố bạn biết, những sinh vật đang nằm gọn trên lòng bàn tay của người trong bức ảnh là sinh vật gì?

151009crab01-ad5d9

Đáp án là cua - hàng nghìn con cua tí hon. Đây là hình ảnh cắt trong video ghi tại bãi biển Legian, Bali. Thoạt nhìn, bạn sẽ tưởng rằng trước mắt mình là vùng cát biển êm đềm nhưng khi nhìn kỹ, đó thực ra là hàng nghìn cá thể cua tí hon đang tìm cách di chuyển vào bờ. 

Nếu bạn vẫn chưa tin thì hãy xem ngay video dưới đây.


Tuy rằng những thông tin trong video là quá ít ỏi để biết được đây là loài cua gì, nhưng theo các khoa học gia hiện tượng cua nở đồng loạt và xâm chiếm bãi biển là không hiếm và nó diễn ra tại nhiều bãi biển trên thế giới.

151009crab04-cf7b9
Hàng triệu cua đỏ di cư tại đảo Giáng sinh (Úc)

Có thể lấy một ví dụ điển hình là loài cua đỏ tại đảo Giáng sinh - một hòn đảo của Úc. Chúng là loài cua sống trên đất liền, nhưng khi đến mùa sinh sản, cua đỏ sẽ đồng loạt tiến ra bãi biển, tạo thành hiện tượng "cua di cư" rất thú vị tại đây.

151009crab02-a7be1-fd056

Cua đỏ sẽ giao phối tại bãi biển, sau đó cua cái xuống nước và đẻ hàng ngàn quả trứng vào lòng đại dương. 

151009crab05-aa076


Những quả trứng sẽ nở trong vòng 3 đến 4 tuần và phát triển thành cá thể cứng cáp.

151009crab03-a7be1

Thực chất lý do khiến cua đỏ phải đẻ nhiều như vậy là vì hàng năm, chỉ có một số ít trứng là có thể quay lại bờ. Số còn lại đã bị sóng biển cuốn đi hoặc bị các loài cá săn mồi "xử lý". 

Nhưng khi gặp điều kiện phù hợp, thường là sau một hoặc hai thập kỷ, cua con có thể quay trở lại theo đàn và "xâm chiếm" toàn bộ bãi biển.

151009crab06-25322

Hiện tượng này tương đối giống với đàn cua ở bãi biển tại Bali nêu trên nhưng được các chuyên gia đánh giá là ấn tượng hơn vì màu sắc của cua đỏ khá nổi bật. 

Hãy cùng thưởng thức video dưới đây để xem đàn cua đỏ di cư như thế nào và đừng quên để lại bình luận nếu thấy ấn tượng với hiện tượng này nhé.



Đôi nét về cua đỏ đảo Giáng sinh

Cua đỏ là loài động vật bản địa của đảo Giáng sinh. Mai cua có chiều rộng khoảng 116 mm, hình tròn, phủ kín phần mang, hai càng có kích thước khá đều nhau, khi một chiếc càng bị gãy thì có khả năng mọc lại.

Do thở bằng mang, việc bị "sấy khô" dưới ánh Mặt trời sẽ là một thảm họa nên cua đỏ thường sống trong hang để tránh nắng. Chúng không có kẻ thù tự nhiên và khô hạn chính là mối đe dọa lớn nhất đối với chúng.

Hiện tượng “cua đỏ di cư” xuất hiện trong khoảng tháng 10 – 12 hàng năm – thời điểm có nhiều mưa.


Nguồn: Science Alert, Youtube