Giải mã xác ướp lâu đời nhất thời Trung Cổ

J, Theo Mask Online 10:55 08/03/2013

Các nhà khảo cổ thực sự kinh ngạc trước sự tinh vi trong chuyên môn giải phẫu của các "bác sĩ" thời Trung Cổ.

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra phương pháp được sử dụng để bảo quản xác ướp lâu đời nhất ở châu Âu.

Dựa vào phóng xạ carbon, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH R. Poincare (Pháp) xác định xác ướp của người đàn ông này có niên đại từ năm 1200 - 1280. Họ thực sự kinh ngạc trước sự tinh vi trong chuyên môn giải phẫu của các "bác sĩ" thời Trung Cổ.

Giải mã xác ướp lâu đời nhất thời Trung Cổ 1
Các nhà khoa học "mổ xẻ"  xác ướp được coi là lâu đời nhất ở châu Âu.

Phần đầu, hộp sọ, não bộ của xác ướp đã được loại bỏ hoàn toàn. Các động mạch của đầu được lấp đầy bằng một loại hợp chất từ sáp ong, vôi và thủy ngân -  chất bảo quản hữu hiệu. Việc bảo quản xác ướp hoàn hảo đến mức còn giữ lại một số sợi lông màu đỏ tạo nên bộ râu và ria mép.

Giải mã xác ướp lâu đời nhất thời Trung Cổ 2
Các nhà nghiên cứu tạo ra một mô hình 3D, cho phép họ phân tích sâu hơn các phương pháp được sử dụng để ướp xác.

Tuy nhiên, ngoài sự tinh tế trong cách bảo quản xác ướp, mẫu vật này cũng gặp phải một số thiệt hại. Bằng chứng là xác ướp đã bị các loài gặm nhấm và côn trùng "viếng thăm" nên bị nhiễm khuẩn.

Giải mã xác ướp lâu đời nhất thời Trung Cổ 3
Các động mạch được làm đầy với hợp chất sáp.

Giải mã xác ướp lâu đời nhất thời Trung Cổ 4
Phần đầu, hộp sọ, não bộ của xác ướp đã được loại bỏ hoàn toàn.

Đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học xác định được rằng, trước khi qua đời, người đàn ông chỉ có bốn cái răng bên trái và rằng ông đã bị viêm xương khớp. Mẫu vật hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Y khoa Paris.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)