Fun fact nỗi "sầu đời" hài hước của các hành tinh trong hệ Mặt trời

Minh Khánh, Ngọc Ánh, Theo Trí Thức Trẻ 00:16 14/06/2015

Hãy thử tưởng tượng, một ngày kia nếu các hành tinh trong vũ trụ biết nói, chúng sẽ nói gì...

Ai trong số chúng ta đều có những nỗi lo âu phiền muộn trong cuộc sống thường ngày. Nhưng, có phải chỉ mình con người mới biết phiền muộn, hay vì chúng ta chưa nghe được tiếng nói của vạn vật xung quanh. 

Hãy thử tưởng tượng, có lẽ ngay cả những vật thể vô cùng to lớn như các vì sao, hành tinh trong Hệ Mặt trời cũng có những “phiền muộn” riêng, và bạn hãy cùng lắng nghe chúng tâm sự qua loạt tranh vẽ dưới đây nhé!

1. Trái Đất



Trái đất là hành tinh duy nhất cho đến nay được tìm thấy có sự sống trong vũ trụ. Và trong vô số các sinh vật sống trên Trái đất, có một loài thông minh nhất gọi là “con người”. 


2. Diêm vương tinh



Ngày 13/03/1930, nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh đã phát hiện ta hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời. Đến ngày 24/03/1930, hành tinh này chính thức được đặt tên là Diêm vương tinh. 

Tuy nhiên, sau nhiều lần tranh cãi, ngày 24/08/2006, Hiệp hội thiên văn Quốc tế (IAU) đã quyết định phân loại Diêm vương tinh là một “hành tinh lùn” vì không có kích thước vượt trội so với các thiên thể khác trong quỹ đạo của mình.


3. Hỏa tinh



Nhiều xe tự hành đã được con người đưa lên Sao Hỏa để thám hiểm hành tinh này. Những xe đó đến từ các nước Mỹ, Liên Xô, Liên minh Châu Âu...


4. Thủy tinh



Thủy tinh hoàn toàn không có bầu khí quyển, trên bề mặt hành tinh này chỉ có đá và bụi nên mang một màu xám xịt buồn tẻ.


5. Mặt trăng



Mặt trăng hoàn thành một chu kỳ quay quanh Trái đất hết 29,5 ngày. Trong chu kỳ của mình, hình ảnh Mặt trăng quan sát từ Trái đất sẽ biến đổi nhiều lần từ trăng non, khuyết đến trăng tròn và luôn luôn lặp lại, giống với một người mập khi giảm cân rồi sẽ mập lại, rồi lại giảm và lại mập.


6. Kim tinh



Kim tinh có bầu khí quyển đậm đặc nhất trong số các hành tinh thuộc hệ Mặt trời, với 96% không khí là CO2. Vì vậy, hành tinh này giữ nhiệt vô cùng tốt, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Kim tinh là 462 độ C, nóng nhất trong 8 hành tinh không kể Mặt trời.


7. Mộc tinh



Mộc tinh là hành tinh thứ năm của Hệ Mặt trời. Đây là hành tinh lớn nhất, có kích thước bằng 1/1.000 Mặt trời và lớn gấp 1.321,3 lần Trái đất. Tuy nhiên, Mộc tinh là một “kẻ khổng lồ khí” với thành phần chủ yếu là hidro và heli ở dạng khí và lỏng (bên trong lõi).


8. Thổ tinh



Sao Thổ có một hệ thống vành đai bao quanh mình, gồm các vật thể có kích thước đa dạng từ micromet tới met, đa phần các vật thể trong vành đai được cấu tạo từ nước đóng băng.


9. Mặt trời



Mặt trời là ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt trời. Ngôi sao này hình thành cách đây 4,5 năm tỉ năm và từ đó đến nay luôn tỏa ra lượng nhiệt và ánh sáng khổng lồ từ hoạt động tổng hợp hạt nhân bên trong lõi của mình. 

Cũng vì lý do này mà Mặt trời được mệnh danh là nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Tuy nhiên, ngôi sao này sẽ chỉ tiếp tục hoạt động thêm 5,4 tỉ năm nữa trước khi lượng hydro trong lõi cạn kiệt và vĩnh viễn biến mất.


10. Hải vương tinh



Hải vương tinh là hành tinh thứ tám và xa nhất trong Hệ Mặt trời. Vì cách xa như vậy nên Hải vương tinh nhận được rất ít nhiệt từ Mặt trời. 

Nhiệt độ trung bình ở lớp khí trên bề mặt hành tinh là khoảng -218 độ C, một trong những bầu khí quyển lạnh giá nhất trong hệ (chỉ sau Thiên vương tinh). Ngoài ra, nơi đây còn có sức gió mạnh nhất với tốc độ gió lên đến 580 m/s.


11. Thiên vương tinh



Bầu khí quyển chứa 2,3% metan đã mang lại cho Thiên vương tinh một màu sắc xanh nhợt nhạt.

Nguồn: Boredpanda, Space, Wikipedia, Universe Today