Đường Sơn đại địa chấn, vết thương khó lành

Mèo Lợn, Theo 11:54 03/11/2010

Ai đã từng xem bộ phim "Aftershock – Đường Sơn, đại địa chấn" mới đây chắc hẳn đều biết tới trận động đất kinh hoàng này! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Có lẽ khi đọc tiêu đề của bài viết này không phải ai cũng đã từng biết tới, hoặc hiểu rõ cơn đại địa chấn Đường Sơn. Và phải nói rằng, nếu như không có bộ phim “Aftershock – Đường Sơn, đại địa chấn” thì có lẽ cũng ít người thấm thía được hết những mất mát của người dân Đường Sơn phải hứng chịu vào năm 1976.
 
“90 giây động đất – 90 giây định mệnh” đã cướp đi biết bao sinh linh, phá đi biết bao công trình… để lại nơi đây là máu… và nước mắt.
 
Bộ phim đã thực sự để lại một sự xúc động và thương cảm to lớn trong lòng khán giả.
 
Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn.
 
Đường Sơn là một thành phố nằm cách Bắc Kinh khoảng 110km về phía đông, với dân số khoảng 1,6 triệu người. Ngày 28 tháng 7 năm 1976, một trận động đất 7,8 độ richter đã làm rung chuyển cả thành phố và để lại nơi đây một nỗi thống khổ lớn lao.
 
Vị trí của Đường Sơn (dấu chấm đỏ đen) trên bản đồ Trung Quốc.
 
Sau đó 15 giờ, thành phố còn phải hứng chịu một dư chấn mạnh 6,1 độ richter, kèm nhiều dư chấn nối tiếp khác. Trận động đất này ảnh hướng tới 4 thành phố của Trung Quốc: Đường Sơn (mạnh nhất), Tây An, Bắc Kinh và Thiên Tân.
 
“Cú vươn mình cựa quậy” của Trái đất khiến cuộc sống nơi đây thay đổi hoàn toàn.
 
Trước khi trận động đất xảy ra, dường như đã có dấu hiệu cảnh báo từ mẹ thiên nhiên. Động vật luôn là những sinh vật nhạy cảm nhất đối với dự thay đổi môi trường.
 
Nước giếng của ngôi làng ngoài thành phố Đường Sơn đã tăng và giảm bất thường 3 lần một ngày trước cơn địa chấn. Ở một làng khác, gas cũng bắt đầu trào lên ở một cái giếng vào ngày 12, rồi tăng dần lên vào ngày 15 và 16 tháng 7. Thêm vào đó, là hiện tượng chuồn chuồn bay thành đàn lớn trong thành phố, là một dấu hiệu cho một cơn bão lớn sắp ập xuống. Ngoài ra, người dân ở vùng trung tâm thành phố cũng phát hiện cá đã không ngừng nhảy ra khỏi hồ như thế muốn trốn thoát khỏi nơi đây…
 
Thành phố trở thành đống đổ nát chỉ trong vài chục giây.
 
Trận động đất xảy ra vào khoảng 3 giờ 42 phút sáng ngày 28 tháng 7 năm 1976, khi mà tất cả mọi người đều đang ngủ say, và không hề được chính quyền báo trước. Các nhân chứng kể rằng, trận động đất kéo dài khoảng 90 giây, mặt đất rung chuyển quá mạnh khiến mọi người như bị “ném” vào không khí.
 
Trận động đất làm chết nhiều người nhất trong khoảng 400 năm, ước tính có khoảng 240 nghìn người đã bị chết, và có ít nhất 500 nghìn bị thương.
 
 Một tòa nhà bị vỡ vụn sau trận động đất kinh hoàng.
 
Đau xót thay, khi tìm kiếm người trong đống đổ nát, người ta đã phát hiện hơn 2 nghìn sinh viên đã chết trong kí túc xá của trường Đại học Mỏ.
 
 Dấu vết của trận địa chấn để lại trên mặt đất.
 
Trận động đất đã tàn phá thành phố trên một diện tích khoảng 6,5 km. Thành phố Đường Sơn gần như bị san bằng, tất cả các hệ thống điện, nước, điện thoại, phương tin liên lạc vô tuyến đều bị phá hủy. Các mỏ than, đường cao tốc và ít nhất hai con đập bị sụp đổ, đường sắt bị cô lập.
 
Gần 95% nhà cửa và 78% các tòa nhà thương mại bị phá đổ hoàn toàn. Kinh tế tổn thất lên tới 10 tỷ nhân dân Tệ.
 
Cây cầu kiên cố bị đứt làm ba.
 
Những người sống sót sau trận động đất Đường Sơn phải sống trong lều tạm trú, thiếu lương thực, thuốc men và nước sạch. Những hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về trận đại địa chấn kinh hoàng này.
 
Mọi công trình kiến trúc đều chỉ còn lại trơ trọi.
 
Tất cả những gì còn lại của công trình đường sắt là bê tông vỡ nát, kim loại trơ trụi.
 
Sân vận động ở thành phố gần bị phá hủy hoàn toàn.
 
Ống bê tông dưới lòng đất bị đứt là kết quả của việc mặt đất dịch chuyển sang trái hoặc phải.
 
Lũ trẻ tập trung bên ngoài ngôi trường đổ nát.
 
Mọi công tác “dọn dẹp” thành phố được tiến hành nhanh nhất có thể.
 
Thanh niên được huy động để cứu hộ và tu sửa lại thành phố.
 
Nguồn nước sạch từ Bắc Kinh tiếp tế.
 
Ngày nay, ở Đường Sơn vẫn còn lưu lại những vết tích của trận động đất như để nhắc nhở người dân không được quên một thành phố Đường Sơn đã từng đứng dậy sau tổn thất nặng nề.
 
Sẽ mãi là vết thương khó lành trong mỗi người dân Đường Sơn.