Điểm mặt những sự kiện khoa học thú vị nhất của tháng 10

NAC, Theo Trí Thức Trẻ 15:00 31/10/2015

Bí mật gây nghiện trong bánh pizza, phát hiện con bọ bé nhất hành tinh... là những sự kiện khoa học nổi bật trong tháng qua.

Ít ai biết rằng, mỗi Chúng ta hãy cùng điểm qua những sự kiện, phát kiến, nghiên cứu nổi bật nhất của giới khoa học trên toàn thế giới trong tháng 10 vừa qua nhé!

Khám phá thú vị về giới sinh vật

1. Côn trùng nhỏ nhất thế giới

Các nhà khoa học thuộc ĐH Lomonosov Moscow xác nhận đã tìm thấy loài côn trùng sống độc lập nhỏ nhất thế giới. Loài côn trùng này có tên Scydosella musawasensis, có kích thước chỉ nhỏ bằng một sinh vật đơn bào.

151014insect02-2352c-41fa4

Điều đặc biệt là tuy có kích thước nhỏ nhưng Scydosella musawasensis có khả năng sống “tự túc” mà không cần ký sinh trên loài khác.

2. Thước phim đầu tiên về cá voi Omura hiếm gặp nhất hành tinh


Mới đây, các nhà nghiên cứu sinh học quốc tế thuộc Hội Bảo tồn Động vật hoang dã đã công bố thước phim quay lại hình ảnh của một con cá voi Omura - loài cá chưa từng quan sát được trong tự nhiên.

151026whale02-b4856-c2d00

Việc quay được hình ảnh cá voi Omura rất có ý nghĩa bởi loài động vật này rất hiếm gặp do chúng luôn tìm cách lẩn tránh con người.


Đột phá trong y học

3. Vô tình tìm ra thuốc chữa ung thư từ vacxin sốt rét


Trong quá trình nghiên cứu phương pháp bảo vệ sản phụ khỏi căn bệnh sốt rét, các nhà khoa học tại ĐH British Columbia (Canada) và ĐH Copenhagen (Đan Mạch) đã tình cờ tìm ra một loại thuốc có khả năng tiêu diệt 90% tế bào ung thư.

151015cancer02-dbd9b-18d42

Theo ghi nhận từ các chuyên gia, protein có trong virus sốt rét có khả năng tấn công carbohydrate trong tế bào ung thư và tiêu diệt được căn bệnh này.

4. Nobel Y học - phương pháp điều trị sốt rét và ký sinh trùng

William Campbell (Mỹ) và Satoshi Omura (Nhật Bản) là những người đã tìm ra cách để “trừng trị” những ký sinh trùng trong cơ thể bằng việc phát triển loại thuốc mới có tên gọi Avermectin, giúp gần như xóa bỏ tỷ lệ mắc bệnh mù sông (Onchocerciasis) và bệnh giun bạch huyết (Lymphatic filariasis).

151015nobel11-aeca0-35b77
Những người đạt giải Nobel Y học 2015

Phương pháp điều trị ký sinh trùng và bệnh sốt rét đã được vinh dự nhận giải Nobel về Y học.

Còn giáo sư Youyou Tu của Học viện Đông Y Trung Quốc đã phát hiện ra chất Artemisinin - một chất chiết suất từ cây ngải tây ngọt - một loại thảo dược cổ truyền của người Trung Quốc, giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do sốt rét.

5.  Liệu pháp khiến các tế bào ung thư máu tự tiêu diệt nhau

Bệnh bạch cầu là hiện tượng xảy ra khi tế bào bạch cầu tăng đột biến Đây là một trong các bệnh ung thư ảnh hưởng đến tủy xương và máu rất khó điều trị, thường hay tái phát và kháng thuốc.

Các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Scipps (Mỹ) đã tìm ra phương pháp kỹ thuật lập trình sinh học khiến tế bào bạch cầu biến đổi thành tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt các tế bào. Chìa khóa là một loại protein kháng thể hiếm trên cơ thể người, với khả năng biến tế bào tủy xương thành một dạng tế bào giống tế bào thần kinh bình thường.

151031science01-7094b-180eb

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm loại kháng thể này với một mẫu máu người có rất nhiều tế bào bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) - loại bệnh bạch cầu tấn công đặc biệt mạnh vào các tế bào tủy trong cơ thể để sản sinh số lượng lớn tế bào bạch cầu trong tủy xương.

Kết quả thu được rất đáng chú ý: các kháng thể biến đổi các tế bào AML thành tế bào tua - tế bào hỗ trợ quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Các tế bào này tóm và phá hủy tới 15% tế bào ung thư trong vòng một ngày.


Ăn no, ngủ kĩ hơn với những khám phá mới

6. “Bóc mẽ” khả năng gây nghiện của bánh pizza

151025pizza03-5d947-4dae2

Theo các nhà nghiên cứu của đại học Michigan (Mỹ), trong bánh pizza có chứa một hàm lượng lớn chất béo và cacbonhydrate có thể kích hoạt "khu vực tưởng thưởng" trong não bộ,  khiến não tiết ra nhiều hormone dopamine gây cảm giác hưng phấn tột độ.

7. Tìm ra phương pháp làm giảm tác hại của việc ngồi lâu


Trong thời đại ngày nay có rất nhiều công việc, hoạt động khiến con người phải ngồi một chỗ nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày và điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.

150930sitting03-60d36-c2fb8

Tuy nhiên theo các khoa học gia từ ĐH Leeds (Anh) thì chìa khóa để giải quyết vấn đề này chính là... cảm thấy sốt ruột càng nhiều càng tốt. 

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác từ ĐH Nam Mississippi và ĐH Texas (Mỹ), 10 phút đi bộ có thể đảo ngược những tổn hại đến từ việc ngồi nhiều tiếng liên tục.


 Sự kỳ bí của vũ trụ dần được hé lộ

8. Xuất hiện lỗ hổng lớn gấp 50 lần Trái đất trên Mặt trời


Các nhà thiên văn học tại NASA mới đây vừa tìm thấy một lỗ hổng khổng lồ trên bề mặt của Mặt trời, được chụp bởi Đài quan sát Solar Dynamics Observatory của NASA, với kích thước lớn gấp 50 lần Trái đất của chúng ta.

151018sunhole01-766bc-7ce70

Hiện tượng lỗ hổng trên Mặt trời - còn gọi là "lỗ Nhật hoa" là nguyên nhân gây ra những cơn bão địa từ gần Trái Đất, góp phần tạo ra hiện tượng cực quang tuyệt đẹp ở Bắc Cực và Nam Cực.

9. Phát hiện oxy tồn tại trên Sao Chổi

151031science03-c7bd6-b99e9
Sao Chổi 67P Churyumov-Gerasimenko 67P có một lớp oxy bao quanh

Thông tin từ dữ liệu robot thăm dò Philae của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) được “cài đặt” trong Sao Chổi 67P Churyumov-Gerasimenko 67P gửi về cho thấy có oxy trong các đám mây khí bao quanh Sao Chổi này. 

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện có oxy trên Sao Chổi và là lần thứ ba phát hiện phân tử oxy tồn tại ngoài hệ Mặt Trời.

10. Bằng chứng về hồ nước có tuổi thọ lâu đời trên Sao Hỏa


Sau phát hiện về nước trên sao Hỏa, mới đây NASA đã tìm ra bằng chứng cho thấy sao Hỏa từng có rất nhiều hồ nước trong hàng ngàn năm, dựa trên những dữ liệu do robot tự hành Curiosity gửi về.

151009Marslake01-76454-63d43
Đồ họa mô phỏng hồ nước tại miệng núi lửa Gale trên Sao Hỏa

Theo các chuyên gia, những lớp trầm tích của sao Hỏa dày lên không đồng đều đã tạo ra sự chênh lệch độ cao trên bề mặt, góp phần tạo ra những hồ chứa nước rộng lớn tồn tại trong thời gian dài.

Nguồn: Daily Mail, Telegraph