Đêm nay, các hành tinh “xích” lại gần nhau

Ái Nhi, Theo 14:31 12/05/2011

Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra đấy nhé!<img src='/Images/EmoticonOng/48.png'>

Mỗi ngày trong tháng này, khoảng 20 – 45 phút trước bình minh, những người quan sát bầu trời sẽ có cơ hội hiếm hoi để chiêm ngưỡng 4 ngôi sao – sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và sao Mộc - cùng đứng gần nhau. Sự kết hợp các hành tinh trên bầu trời đã gây ra sự tò mò với rất nhiều người.

Sao Mộc, người khổng lồ khí đốt và sáng thứ 2 trong nhóm, sẽ lướt qua sao Kim vào ngày 10 và 11. Ấn tượng nhất là hai hành tinh sẽ cách nhau khoảng 0,5 độ, điều đó có nghĩa là bạn có thể dễ dàng thấy các cặp ngôi sao tương đương với ngón tay cái (quan sát bằng mắt thường) và khoảng cách bằng một cánh tay dang ra.

Sau đó, ngày 13/5 cả 4 hành tinh sẽ tập trung gần nhau vào bình minh. Tương đương với chiều rộng của 12 mặt trăng ở cạnh nhau – một ánh sáng đẹp vừa phải.

Sao Thủy sẽ là ngôi sao sáng nhất trong cuộc “gặp mặt” này, thấp hơn về phía phải của cặp sao Kim – sao Mộc. Các hành tinh trong cùng sẽ thấp hơn phía bên phải của sao Kim và chúng sáng hơn suốt thời gian này.

Tuy nhiên, màu hồng bao quanh sao Hỏa là khó bắt gặp nhất bởi vì nó chỉ sáng bằng 1/100 so với sao Kim. Hành tinh đỏ này xuất hiện rất thấp trên bầu trời, nhưng sau đó nó đứng ngang với cặp sao Kim – sao Thủy vào tuần này. Cách quan sát sao Thủy và sao Hỏa suốt buổi chạng vạng là sử dụng ống nhòm, chúng nằm gần sao Kim.

Hiện tượng các hành tinh tụ hội này có thể được thoáng nhìn thấy từ khắp nơi trên thế giới, những điểm nhìn tốt nhất sẽ tập trung vào các vùng nhiệt đới, nơi các hành tinh sẽ tỏa sáng hơn và cao hơn trên bầu trời trước buổi rạng đông. Đối với những người quan sát ở các khu vực giữa vĩ độ như miền nam Canada, phần lớn lục địa Mỹ và châu Âu, các hành tinh sẽ ôm sát chân trời phía Đông. Không quan trọng bạn ở đâu, lời khuyên quan trọng nhất là để có được một điểm nhìn rõ ràng, bạn hãy chọn quan sát ở phía chân trời phía đông 30 đến 45 phút trước khi mặt trời mọc.
 
 
Các hành tinh sáng chói này sẽ bắt đầu “giải tán” chậm vào nửa cuối tháng 5. Nhưng như là một đêm hội tụ lớn để các vì sao trên bầu trời, mặt trăng lưỡi liềm của chúng ta sẽ “góp mặt” từ ngày 29-31.

Những người quan sát bầu trời không thấy “đội hình” đông đủ của vũ trụ giống như thế này từ năm 1996. Và nếu bạn bỏ lỡ dịp này, bạn sẽ phải chờ đợi một thời gian dài, bởi vì các hành tinh lớn tiếp theo kết hợp thêm mặt trăng – sẽ không xảy ra cho tới 8/9/2040.
 
 
Thêm vào đó, Sao Thiên Vương và sao Hải Vương xuất hiện ở phía bên phải của “tập hợp” các hành tinh trên bầu trời phía Đông Nam. Cả hai bên đều mờ nhạt, và do đó bạn sẽ cần ống nhòm để ngắm nhìn chúng. Chúng xuất hiện với màu xanh lục – xanh lam kết hợp.