Đào tạo chuột làm cảnh sát chống ma túy

Lê Giang, Theo Mask Online 11:02 25/09/2012

Cùng các cập nhật: Công nghệ tiêm thuốc bằng laser không gây đau đớn, video: "Quái vật" đại dương cướp cá của thợ lặn, đất trong suốt như thủy tinh.


Đào tạo chuột làm cảnh sát chống ma túy


Phát hiện ra khứu giác của loài gặm nhấm này thính nhạy hơn chó nhiều nên ngành cảnh sát Israel đang đào tạo loài chuột cùng chống lại bọn buôn bán ma túy và giữ gìn an ninh.

dao-tao-chuot-lam-canh-sat-chong-ma-tuy
Những chú chó cảnh sát có thể bị thay thế bằng các chú chuột đã qua huấn luyện.

Cơ chế hoạt động của chúng rất đơn giản: các mẫu không khí của hành khách được chuyển đến một nơi che giấu những con chuột cảnh sát. Cảm nhận được những mùi nhất định đã được huấn luyện - mùi của các loại ma túy hoặc chất nổ - chuột sẽ chạy vào các “buồng” nhấn nút phát tín hiệu.

Rất có thể là tại các sân bay Israel tới đây sẽ được trang bị các máy scanner sống là những chú chuột. Tuy nhiên, Cục Cảnh sát Israel còn kiểm tra các kết quả thử nghiệm, xác định mức độ tin cậy về khả năng của chuột và sẽ quyết định có nên đưa chuột vào biên chế chính thức của mình như một “đội đặc nhiệm” hay không.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Đất trong suốt như thủy tinh


Mới đây, Lionel Dupuy, một nhà sinh học làm việc tại Viện James Hutton tại Scotland, nảy ra ý tưởng chế ra một loại đất nhân tạo trong suốt cho phép con người quan sát hoạt động của rễ cây và vi khuẩn trên rễ.

dao-tao-chuot-lam-canh-sat-chong-ma-tuy
Rễ cây hiện rõ trong hai bình đựng đất trong suốt.

“Đất trong suốt” của Dupuy thực ra là một loại vật liệu mà ông gọi là Nafion. Người ta có thể tác động tới hợp chất này để nó mô phỏng những phản ứng hóa học trong đất. Ban đầu Nafion không phải là vật liệu trong suốt, nhưng khi tiếp xúc với một loại dung dịch đã được pha chế theo công thức, những phân tử trong dung dịch sẽ bẻ cong ánh sáng khiến dung dịch trở nên trong suốt.

Khả năng quan sát hoạt động của rễ cây sẽ giúp các nhà sinh học, hóa học và vật lý nâng cao năng suất cây trồng và tìm ra những cách để ngăn chặn những bệnh có nguồn gốc từ thực vật.

(Nguồn tham khảo: Discovery)

Công nghệ tiêm thuốc bằng laser không gây đau đớn


Một nhóm các nhà khoa học thuộc ĐHQG Seoul (Hàn Quốc) cho biết, họ vừa phát triển phương pháp tiêm thuốc mới trong đó sử dụng tia laser để biến thuốc thành những tia cực nhỏ xuyên qua da mà không gây cảm giác đau cho bệnh nhân.

dao-tao-chuot-lam-canh-sat-chong-ma-tuy

Mỗi xung laser có độ dài chỉ 250 phần triệu giây, tạo ra một bọt hơi trong chất dẫn. Áp lực của bọt hơi sẽ làm căng lớp màng ngăn giữa dung dịch thuốc và nước, khiến thuốc được bắn ra dưới dạng tia nhỏ với kích thước 150 micrômét - tương đương đường kính của một sợi tóc.

Do áp lực của lực đẩy cao hơn so với sức căng của da nên thuốc có thể xâm nhập trực tiếp sâu dưới da mà không gây cảm giác đau như sử dụng kim tiêm thông thường. Thuốc có thể thấm sâu dưới da vài mm mà không gây tổn hại đến các mô. Ngoài ra, tiêm thuốc bằng tia laser có thể kiểm soát chính xác liều lượng và độ thẩm thấu của thuốc dưới da tốt hơn.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Video: "Quái vật" đại dương cướp cá của thợ lặn


Sau khi người đàn ông bắt được con cá tuyết, bất chợt một con cá lớn, có vẻ là cá mú khổng lồ Đại Tây Dương lao đến, tranh giành con cá. Người thợ lặn đã vô cùng sửng sốt khi con cá mình bắt được lại bị một con cá lớn giành giật. Đoạn phim cho thấy người đàn ông cố tóm chặt con cá của mình nhưng không thành công.


(Nguồn tham khảo: Kienthuc/Youtube)