Dải ngân hà lung linh trong đêm tối

Mèo Ú, Theo 14:00 03/03/2011

Mặc dù chỉ là một tay máy nghiệp dư, song chú Carl Jones đã chụp được hình dải ngân hà sáng bừng trong bầu trời đêm. <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

Carl Jones, 36 tuổi, mạo hiểm vào Công viên quốc gia Snowdonia, nước Anh khi màn đêm xuống để chụp được vệt tối nổi rõ trên bầu trời giữa hàng tỷ ngôi sao.

Tác phẩm của Carl đã khiến các nhà thiên văn học phải ngỡ ngàng bởi lẽ những tấm ảnh đó chính là hình ảnh của dải ngân hà Milky Way.
 
 
Cứ mỗi khi trời tối là tay nhiếp ảnh nghiệp dư lại tìm đến chốn yêu thích: Công viên quốc gia Snowdonia
 
Milky Way hay còn gọi là dải ngân hà có hình xoắn ốc lớn gồm mặt trời và hệ mặt trời và hàng tỉ ngôi sao, tạo nên một dải sáng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, kích cỡ, hình dạng và hình khối cụ thể của nó thì vẫn còn là một ẩn số.
 
Dải Ngân hà có khoảng 200-400 tỷ ngôi sao. Mặt Trời là một trong số các vì sao này. Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà khoảng 27.700 năm ánh sáng.
 
Trước khi con người phát minh ra ống nhòm, bản chất cụ thể của Dải Ngân Hà vẫn là một điều huyền bí và được con người gọi là "MilkyWay Galaxy". Bây giờ chúng ta đã biết đó là tập hợp của rất nhiều tỷ các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta.
 
Thiên nhiên đã không phụ lòng công sức của tay máy nghiệp dư này. Click vào hình để xem hình cỡ lớn nhé
 
Trở lại với tay máy nghiệp dư, khi chia sẻ với giới truyền thông, Carl Jones cho biết: "Những bức ảnh này được thực hiện ở một trong những nơi ưa thích của tôi tại Snowdonia. Tôi luôn bị quyến rũ bởi những ngôi sao và bầu trời đêm. Thế nên tôi đã quyết định cầm theo máy ảnh tới đây vào buổi đêm".
 
"Tôi muốn chứng minh ai cũng có thể thấy dải thiên hà. Bạn chỉ cần tới một nơi nào đó thật thoáng đãng vào buổi đêm. Hãy nhìn lên bầu trời, kiên nhẫn chờ đợi và quan sát. Dải thiên hà sẽ xuất hiện như một đám mây bụi trên bầu trời".