Cùng du lịch Nam Cực nào!

Cảnh Hiếu, Theo 06:01 02/09/2010

Ngược dòng thời gian theo chân một nghệ sĩ nhiếp ảnh khám phá Nam Cực vào năm 1959. <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Robert A. McCabe đã cho xuất bản một quyển sách ảnh kỉ niệm chuyến đi của mình tới Nam Cực hơn 50 năm về trước. Cuốn sách có tên "Deep Freeze! A Photpgrapher’s Antarctica Odysssey in the year 1959”. Robert A. Mccabe (sinh năm 1934) là một nhiếp ảnh gia cực kì nổi tiếng tại Mỹ với những bức ảnh đen trắng rất có hồn. Ông từng đi nhiều nơi trên thế giới và cho ra đời những bộ ảnh để đời. Cùng chiêm ngưỡng nhật kí thám hiểm Nam Cực qua hình ảnh của Robert nhé:
 
 
Chúng tôi đang trên đường rời khỏi Dunedin và hướng tới vùng biển McMurdo. Phi công vừa thông báo tình hình thời tiết ở McMurdo: Mây ở cao, có gió và tuyết thổi với vận tốc 40 – 48 km/h. Tầm nhìn xa khoảng 5km. Phi hành đoàn có khoảng 50 người bao gồm nhóm chúng tôi là những nhà nghiên cứu khoa học, các phóng viên và cả một vài thành viên trong lực lượng Hải quân nữa.
 
 
Tôi đã chụp rất nhiều ảnh trên đường đi và trong suốt hành trình ra bãi biển McMurdo. Tôi đã từng mơ ước được một hay hai lần được tới đây để chiêm ngưỡng những tuyệt tác của tạo hóa. Nam Cực là một khu vực cực kì rộng lớn, có diện tích bằng cả Mỹ và Châu Âu cộng lại. Chúng tôi đang ở cách mặt băng 15m, rồi 7m và cuối cùng máy bay cũng hạ cánh. Khoang máy bay mở ra, xin chào Nam Cực!
 
 
Chúng tôi tiếp tục di chuyển bằng xe chuyên dụng đi trên mặt băng. Phía xa kia là núi Discovery. Ở McMurdo, mọi người đều có việc để làm và chẳng ai phụ thuộc vào ai cả. Nghề nghiệp nào cũng quan trọng và cần thiết với cuộc sống.
 
 
Thật là khác lạ khi được sống trong một khu vực tràn ngập ánh mặt trời. Nơi đây 24 giờ trong ngày đều có ánh mặt trời, và bầu trời xanh tưởng như vô tận. Bây giờ đang là 1 rưỡi sáng, tôi đi dạo quanh các lều và tác nghiệp. Đây quả là một nơi khiến cánh phóng viên nhiếp ảnh như tôi không thể ngủ yên.
 
Bảng chỉ dẫn đến các khu vực quanh chỗ chúng tôi cắm trại.
 
 
Hai nhà khoa học người Mỹ đã tận dụng chiếc hố này với hệ thống câu cá khá là rắc rối để thử bắt cá Nam Cực. Nhiệt độ nước biển ở đây vào khoảng 29 độ C còn nhiệt độ không khí luôn ở mức rét cóng, việc bắt cá xem ra có vẻ không khả thi cho lắm.
 
 
Một con hải cẩu Weddell ngoi lên khỏi lỗ băng để thở. Đây là một loài động vật bạo dạn, chúng dường như chẳng thèm quan tâm đến sự tồn tại của con người.
 
 
Tôi bước tới gần để chụp ảnh thì chúng nhe hàm răng ra như có ý đe dọa. Loài này dành phần lớn thời gian để “gầm gừ”, lăn lộn trên mặt băng như một chú cá bị nhấc ra khỏi nước vậy.
 
Tiếng kêu của hải cẩu nghe từ xa giống như âm thanh của một chiếc đầu tàu hỏa ấy!
 
“Xin chào chú mày!”
 
 
Cũng dễ hiểu vì sao loài hải cẩu bị đe dọa giống loài nghiêm trọng. Người ta săn bắt hải cẩu để lấy da, còn phần thịt để làm thức ăn cho những con chó Husky.
 
 
“Tưởng nhớ George T. Vince AB.RN, người đã bị chết đuối ở đây vào ngày 11 tháng 3 năm 1902” – đó là những gì ghi trên tấm bia mộ.
 
 
Một trong những công cụ kết nối ở đây là trạm điện thoại bộ đàm cho phép “những ai nhớ nhà” có thể gọi về Mỹ với cước phí rất dễ chịu. Đây quả là một dịch vụ có ích với những người như chúng tôi, thường xuyên phải liên lạc về Mỹ để báo cáo tình hình.
 
Đây là bản đồ các đường bay cho phép ở Nam Cực.
 
 
Chúng tôi được mời đi thăm quan bằng trực thăng tới hai khu vực nổi tiếng ở Nam Cực: Lều Scott ở Cape Evans và lều Shackleton ở Cape Royds. Đến Cape Royds cũng là dịp để làm quen với những chú chim cánh cụt Adelie.
 
Chim cánh cụt Adelie ở Cape Royds.
 
 
Tại Cape Royds, phía xa kia là lãnh thổ của những chú chim cánh cụt. Tôi đã phải rất cố gắng tập cho mình các xác định khái niệm ngày và đêm ở Nam Cực, nhưng tôi đã phải từ bỏ vì ánh mặt trời cứ phản chiếu 24/24, không có một yếu tố gì để phân biệt hết. Tôi lên giường đi ngủ khi cảm thấy mệt và thức dậy khi đã đủ năng lượng bắt đầu ngày mới.
 
 
Đây là lều gỗ của Ernest Shackleton ở Cape Royds, cách McMurdo khoảng 32m về phí Bắc. Căn lều gỗ được dựng vào tháng 2 năm 1908, là nơi ở của Shackleton khi đi thám hiểm vùng cực này vào năm 1909, cuộc thám hiểm này đã thất bại.
 
 
Tối qua tôi gặp một con chim cánh cụt. Đây là loài chim cánh cụt “hoàng đế”. Nhìn nó có vẻ gì đó rất kiêu ngạo và chỉ chờ ai đó than phục dáng đứng oai vệ của mình. Con cánh cụt này mới trưởng thành, cao khoảng 90cm.
 
 
Bề ngoài có vẻ hống hách là thế nhưng đây lại là một chú chim đáng yêu vô cùng. Chúng tôi đặt nó lên bàn để tiện chụp ảnh. Sau khi chụp xong, nó đảo mắt dáo dác khắp xung quanh phòng như muốn đòi được chụp thêm.
 
 
Ngoài các chi tiết trắng và đen trên bộ da, nó còn có những vùng màu da cam ở trên đầu nữa. Chúng tôi đem nó ra ngoài trời nhưng nó chẳng có vẻ gì là muốn bỏ đi cả.
 
Sau khi đứng chơi chán, nó lặng lẽ quay lưng đi về phía biển băng.
 
 
Đây là ngọn đồi Observation tưởng nhớ Robert Falcon Scott và các thành viên trong nhóm thám hiểm đã hy sinh trong khi thám hiểm vùng cực này.