“Công chúa Rùa” trở lại quê hương sau hành trình 32 năm

MX, Theo 00:01 16/08/2010

Con rùa này có vẻ rất thích đi du lịch thì phải <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Một “bà” rùa luýt (leatherback turtle) đã làm một cuộc trở về ngoạn mục tại bãi biển Malaysia sau chuyến “du lịch” kéo dài 32 năm. “Phép lạ” này mang đến những hy vọng mới đối với loài rùa quý đang bị thiệt hại “dân số” một cách trầm trọng.
 

 
Rùa luýt là loại rùa biển lớn nhất- từng là một “ngôi sao” của bãi biển Rantau Abang, Terrengganu phía Bắc Malaysia. Nhưng về sau nạn đánh bắt cá bừa bãi (làm mất nguồn thức ăn của rùa luýt, vốn khá là kén ăn) và cả ô nhiễm nguồn nước nữa khiến các “siêu sao” của chúng ta “rụng” gần hết.
 
Con rùa vừa quay trở lại này có những đặc điểm nhận dạng rất khớp với “công chúa rùa” sinh ra chính tại đây luôn
 
Việc “công chúa” Rantau Abang quay trở lại, đồng nghĩa với việc nó đang tiến hành làm tổ và đẻ trứng. Các chuyên gia đang rất hy vọng chu kì làm tổ của nó sẽ vào khoảng 15 đến 20 tháng 8 này.
 

 
“Công chúa” Rantau Abang sinh ra vào năm 1978. Sở dĩ mọi người trên đảo nhận ra nó là vì con rùa này có một vài đặc điểm khác lạ ở phần mai và chân trái. Lần trở lại này “công chúa” cân nặng 500kg, bề rộng 1,16m và chiều dài là 1,5m.
 
Sau khi tiến hành công tác thăm khám và chăm sóc cho “công chúa”, các chuyên gia có gắn một vệ tinh để có thể nghiên cứu hành trình tiếp theo của nó. Rất có khả năng là “công chúa” sẽ “tới thăm” vùng biển Việt NamNhật Bản trước khi tiến ra Thái Bình Dương. Và trước lúc trở về Malaysia, “công chúa” được cho là đã đi “du hí” biển Indonesia, mà cũng có thể là “đi thăm quan” ở tận vùng biển New Zealand.
 

 
Loài rùa luýt đã có mặt trên trái đất trong vòng 75 triệu năm và đang ở trong hoàn cảnh gần như là tuyệt chủng. Bãi biển Terengganu là nơi duy nhất loài rùa này làm tổ.
 
Những năm 50, có khoảng 10.000 con rùa cái đẻ chứng ở bãi biển định kì hàng năm, nhưng đến năm 1984, số lượng này giảm xuống còn 800 và năm 2006 chỉ còn có 5 tổ rùa mà thôi.
 

 
Bên cạnh rùa luýt thì còn có những dấu hiệu cho thấy loài rùa xanh cũng đang quay về Malaysia để đẻ trứng. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng môi trường sống của rùa xanh cũng đang bị đe dọa cực nghiêm trọng.