Con người sắp thao túng được giấc mơ

A, Theo Mask Online 10:32 09/09/2012

Cùng các cập nhật: Hợp chất giúp tăng khả năng sinh tồn sau nhiễm xạ, cây cối cũng biết cảnh báo và có "vệ sỹ"

Con người sắp thao túng được giấc mơ


Hy vọng biến đổi giấc mơ theo ý muốn của con người đã tiến một bước gần hơn với hiện thực, khi các nhà khoa học Mỹ có khả năng thao túng những gì chuột thí nghiệm “nhìn thấy” trong lúc ngủ.

con-nguoi-sap-thao-tung-duoc-giac-mo

Giới khoa học từng khám phá được rằng, trong lúc ngủ, một khu vực trong bộ não người có tên gọi vùng mã thị có chức năng “trình chiếu lại” các sự kiện diễn ra trong ngày theo một chu trình có thể giúp củng cố các ký ức. 

Điều tương tự cũng được phát hiện ở những con chuột mơ chạy xuyên qua các mê cung sau một ngày hoạt động trong phòng thí nghiệm ở Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Kết quả nghiên cứu của nhóm Wilson cho thấy con người có thể thay đổi các ký ức trong lúc ngủ. Điều này mở ra triển vọng kiểm soát sâu rộng hơn quá trình “gia cố trí nhớ” trong lúc ngủ nhằm lầm nổi bật các ký ức được chọn và ngăn chặn hoặc thay đổi những ký ức không mong muốn.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Hợp chất giúp tăng khả năng sinh tồn sau nhiễm xạ


Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Tổng hợp Kỹ thuật Công nghiệp ở thành phố Tsukuba (Nhật Bản) đã phát triển được loại hợp chất có tính năng kỳ diệu này sau khi ghi nhận kết quả thành công trên chuột.

con-nguoi-sap-thao-tung-duoc-giac-mo

Hợp chất mới này là một loại protein có tên FGFC và được thí nghiệm trên chuột bị phơi nhiễm phóng xạ nồng độ cao, mức tương đương 6.000 miliSievert (mSv).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm chuột được tiêm FGFC vào bụng hai tiếng sau khi nhiễm xạ có tỷ lệ sống sót sau 20 ngày cao gấp 3 lần so với nhóm không tiếp nhận FGFC.

Khi bị phơi nhiễm phóng xạ ở nồng độ cao trên 1.000mSv, cơ thể vật chủ sẽ xuất hiện triệu chứng sốc phóng xạ, bong tróc và hoại tử tế bào gốc ở niêm mạc ruột, mất khả năng tái sinh tế bào và nguy cơ tử vong cao.

Tuy nhiên, khi tiêm FGFC vào cơ thể, nó có khả năng kích thích tăng sinh sản tế bào ở vật chủ, ngăn chặn quá trình diệt vong của tế bào gốc và giúp phục hồi các niêm mạc bị tổn thương do phóng xạ.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

Cây cối cũng biết cảnh báo và có "vệ sỹ"


Theo Livescience, cây cối thường phát đi các tín hiệu hóa học cảnh báo nguy hiểm khi chúng bị bệnh dịch, vật gây hại và thậm chí cả máy xén cỏ tấn công.

con-nguoi-sap-thao-tung-duoc-giac-mo

Cây mù tạt đen – một họ hàng của cây rau cải – luôn sản sinh ra các chất hóa học được gọi là “chất bốc hơi của cây” khi xuất hiện một con bướm có ý định cư trú trên các lá của nó.

Mùi hương này vừa có tác dụng xua đuổi các con bướm mang thai khác đẻ thêm trứng lên cây, vừa giúp thu hút 2 loài ong bắp cày ký sinh Trichogramma brassicae và Cotesia glomerata.

Các con ong bắp cày nhào tới và tập kích trứng bướm cũng như sâu bướm nở ra từ đó. 

Cơ chế bảo vệ nào ngăn cản bầy sâu bướm ăn dần ăn mòn lá của cây mù tạt đen. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.

Nghiên cứu phát hiện, phản ứng trên của cây mù tạt chỉ đặc biệt dành riêng đối phó với các con bướm Pieris brassicae. Khi một sinh vật gây hại kém phổ biến hơn, nhậy rau cải (Mamestra brassicae), đẻ trứng trên cây, các nhà nghiên cứu không thấy loài thực vật này tỏa mùi kêu gọi “vệ sỹ” như vậy.

(Nguồn tham khảo: Livescience)