Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ

, Theo Pháp luật xã hội 00:00 18/02/2014

Chứng bệnh lạ này khiến cho phụ nữ gặp khá nhiều rắc rối về mặt sức khỏe và tâm lý.

Vừa qua, một số trang báo đưa tin về Harnaam Kaur - một nữ trợ giảng người Mỹ đã mắc chứng bệnh lạ (đa u nang buồng trứng) khiến cho râu tóc xuất hiện khắp người từ khi cô mới 11 tuổi. Cô chia sẻ, chúng bắt đầu xuất hiện ở gương mặt, sau đó là mọc khắp ngực, cánh tay và toàn bộ cơ thể. 

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  1
Hình ảnh cô Harnaam Kaur với bộ râu của mình.

Trong suốt nhiều năm của cuộc đời, cô luôn phải cắt tóc, tẩy lông hàng ngày rất vất vả. Cô không thể đi đâu nếu thiếu dao cạo râu vì mọi người sẽ cười chế nhạo. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, đây không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất mà một người phụ nữ "mọc râu". Trước đó, cũng đã có rất nhiều trường hợp như cô Sarah O’Neil (29 tuổi) ở Anh, Agustina Dorman (38 tuổi) ở Indonesia... mắc hội chứng tương tự.

Cùng giải mã các hội chứng bệnh lạ khiến phái đẹp cũng "mọc râu" như nam giới qua bài viết dưới đây.

1. Hội chứng "người sói"

Hội chứng này là một trong những căn bệnh hiếm gặp trên thế giới. Tên khoa học của căn bệnh này là Hypertrichosis. Theo mô tả, những người mắc bệnh này có cơ thể và đặc biệt là khuôn mặt (trán, má, cằm...) bị bao phủ bởi lông. Mặc dù vậy, người mắc bệnh này vẫn sống khỏe mạnh và bình thường như bao người khác. 

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  2

Dù đã có nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành nhưng nguyên nhân chính xác của căn bệnh này vẫn chưa được xác định. Tuy vậy, giới chuyên gia cho biết, nguyên nhân của căn bệnh này có thể là do người bệnh bị đột biến bẩm sinh hoặc do tác dụng phụ của thuốc, kéo theo hệ lụy là căn bệnh ung thư.

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  3
Bé Supatra Sasuphan được xác định là mắc hội chứng người sói và là người rậm lông nhất thế giới.

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  4
Ba chị em Savita, Monissh và Savitri Sangli bị mắc hội chứng “người sói” (từ trái qua).

Trường hợp bệnh đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1648 ở quần đảo Canary (Tây Ban Nha). Từ đó đến nay, đã có khoảng 50 bệnh nhân mắc hội chứng trên được phát hiện, họ sống ở Nga, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan... Thậm chí, một gia đình ở Myanmar có tới 4 thế hệ đều mọc lông khắp cơ thể.

2. Hội chứng đa u nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovarian Syndrome - PCOS) hay còn được gọi là hội chứng Stein-Leventhal, do hai nhà nghiên cứu Irving F. Stein và Michael Leventhal mô tả lần đầu tiên vào năm 1937. 

Đây là bệnh do tình trạng rối loạn nội tiết gây ra và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra hội chứng lông mọc nhiều trên cơ thể - đặc biệt ở phần cằm, mặt; hội chứng vô sinh do trứng không rụng, rối loạn phóng noãn.

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  5

Theo các nhà khoa học, một trong những triệu chứng phổ biến nhất gây ra hội chứng lông mọc nhiều trên mặt là do lượng hormone nam - androgen quá cao. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp, dù cơ thể người bệnh sản sinh lượng androgen ở mức bình thường nhưng các nang lông trên cơ thể lại quá nhạy cảm với androgen nên dẫn đến tình trạng lông mọc nhiều hơn.

Ngoài ra, ở một số vùng nhạy cảm với hormone sinh dục nam testosterone trên cơ thể phụ nữ như cằm, ria mép, tóc mai, ngực và phần đùi bên trong thì lông cũng mọc nhiều hơn và màu cũng sẫm hơn. Bởi vậy mà có trường hợp, các bạn gái có phần râu rậm, cứng, phát triển nhanh như đàn ông.

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  6

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi phát hiện tình trạng lông mọc nhiều bất thường, các bạn gái cần tới gặp bác sĩ bởi PCOS còn là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn như rối loạn hormone, u tuyến thượng thận...

3. Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là một bệnh rối loạn nội tiết gây ra do sự tiếp xúc kéo dài với mức độ cao hormone cortisol của các mô trong cơ thể. Chứng bệnh này được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ Harvey Cushing năm 1912. Chúng xảy đến phổ biến nhất là người lớn từ 20 - 50 tuổi. 

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  7

Cortisol thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể. Nó giúp duy trì huyết áp và chức năng tim mạch, cân bằng insulin, điều chỉnh sự trao đổi chất của protein, carbohydrate và chất béo. Một trong những công việc quan trọng nhất của cortisol là để giúp cơ thể phản ứng với stress.

Khi số lượng cortisol trong máu đầy đủ, vùng dưới đồi và tuyến yên giải phóng ít CRH và ACTH. Điều này đảm bảo số lượng cortisol được giải phóng bởi các tuyến thượng thận là chính xác để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, nếu có sai sót với tuyến thượng thận hay con đường chuyển mạch của cơ thể điều chỉnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, sản xuất cortisol có thể bị thất bại.

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  8
Một trong những triệu chứng bệnh là da trở nên mỏng hơn, có vết rạn màu hồng tím xuất hiện.

Khi đó, hệ miễn dịch cùng một số bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp vấn đề. Một số triệu chứng rõ ràng nhất là da trở nên mỏng hơn, có vết rạn màu hồng tím xuất hiện ở vùng bụng, đùi, mông, cánh tay và ngực. 

Con gái mọc râu - Giải mã hội chứng bệnh lạ  9

Phụ nữ có sự tăng trưởng tóc, lông quá mức, ngay cả phần mang tai hay cằm cũng rậm rạp lông. Điều này dẫn đến nhiều bất lợi về thẩm mỹ cũng như tâm lý cho người bệnh.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Dailymail, Wikipedia...