Chim lười "yêu" vì quá nóng

A, Theo Mask Online 10:37 31/08/2012

Cùng các cập nhật: Nọc nhện độc chữa được bệnh liệt dương, phát hiện hóa thạch bên trong bụng khủng long...

Chim lười "yêu" vì quá nóng


Trong chuyến khảo sát toàn diện về tập tục sinh sản của chim cánh cụt quai mũ trên đảo Deception ở Nam Cực, các nhà khoa học phát hiện ra số lượng chim non sụt giảm mạnh kể từ những năm 1980, Livescience đưa tin. Nguyên nhân được xác định là do biến đổi khí hậu.

chim-luoi-yeu-vi-qua-nong

Trong bài viết đăng trên tạp chí Polar Biology, các nhà khoa học theo dõi số lượng chim cánh cụt quai mũ trên đảo Deception phát hiện ra rằng hơn 1/3 dân số đàn chim cánh cụt Vapour Col biến mất trong 20 năm qua.

Bằng cách so sánh số liệu cập nhật với số liệu ước tính trước đây, nhóm nghiên cứu tìm ra bằng chứng rất rõ ràng rằng số lượng chim non được sinh ra giảm 50% so với năm 1986-87.

Lượng băng sụt giảm trong mùa đông đã đạt tới ngưỡng làm suy giảm nguồn thức ăn yêu thích, tức loài nhuyễn thể, của chim cánh cụt, cũng là lý do khiến việc "yêu" để duy trì nòi giống sụt giảm.

(Nguồn tham khảo: Livescience)

Nọc nhện độc chữa được bệnh liệt dương


Các nhà khoa học đã phát hiện một loại chất độc từ nọc của loài nhện Phoneutria nigriventer ở Brazil có thể giúp chữa chứng rối loạn cương dương ở đàn ông.

chim-luoi-yeu-vi-qua-nong
Chất độc PnTx2-6 do loài nhện Phoneutria nigriventer tiết ra có tác dụng làm giãn mạch máu và tăng cường tuần hoàn máu tới cơ quan sinh dục tương tự như thuốc điều trị liệt dương hiện tại.

Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu khả năng giúp tăng cường tình dục từ nọc độc của loài nhện Phoneutria nigriventer sau khi họ nhận thấy những nạn nhân bị loài nhện này cắn cải thiện rõ rệt về đời sống tình dục.

Phoneutria nigriventer được coi là loài nhện độc nhất trên thế giới khi nạn nhân của nó thường tử vong trong vòng 1 giờ sau khi bị cắn.

Phát hiện này có thể mở ra hy vọng phát triển ra một loại thuốc mới từ nọc độc của nhện giúp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân liệt dương không có tiến triển khi sử dụng các loại thuốc hiện nay như Viagra, Cialis và Levitra.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Tiếng ồn ở các thành phố hủy hoại bộ não của chuột 


Theo nghiên cứu từ tạp chí Nature Communications, những tiếng động của xe cộ, tiếng còi xe, tiếng ồn ào… không có tần số và nhịp điệu xác định hủy hoại trung tâm thính giác trên não và ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của những con chuột được đưa về thành phố và sống 2 tháng ở đây.

chim-luoi-yeu-vi-qua-nong
Tiếng ồn ở các thành phố hủy hoại bộ não của chuột.

“Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ô nhiễm âm thanh ở thành phố tác động xấu đến thính giác của những con chuột thí nghiệm như huỷ hoại một số tế bào thần kinh chịu trách nhiệm về khả năng nghe và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng. Chúng bị giảm đi sự linh hoạt và phản ứng trước những âm thanh lặp đi lặp lại” - các nhà nghiên cứu cho biết.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

Phát hiện hóa thạch bên trong bụng khủng long


Hóa thạch khủng long vừa tìm thấy tại Liêu Ninh, Trung Quốc có cả hóa thạch chim và khủng long nhỏ bên trong bao tử, cho thấy loài thú này đã từng thích nghi với việc săn những con mồi có kích thước hơn một phần ba kích cỡ của chúng.

chim-luoi-yeu-vi-qua-nong
Loài khủng long này có tên khoa học là Sinocalliopteryx gigas. Đây là loài thú săn mồi có kích thước gần như một con sói, dài 2 mét, có lông xù che toàn thân để giữ ấm.

chim-luoi-yeu-vi-qua-nong
Loài khủng long Sinocalliopteryx gigas có thể ăn những con thú nhỏ hay thậm chí cả chim.

Trong 2 mẩu hóa thạch mà các nhà khoa học tìm thấy, một mẩu hóa thạch trong tình trạng nguyên vẹn và được bảo quản khá tốt, bên trong bao tử là một con khủng long khác, nhỏ hơn, có lông và kích thước như con mèo, có tên khoa học là Sinornithosaurus.

Hóa thạch còn lại không hoàn chỉnh có chứa 2 con chim kích thước như con quạ trong bao tử, có tên khoa học là Confuciusornis. Đây là loài thú bay chậm và không bay được lâu, cùng với những mảnh xương bị ăn mòn của những con khủng long khác.

Phil Bell, nhà cổ sinh vật học tại Canada cho LiveScience biết: “Những gì còn sót trong bao tử của hóa thạch này là bằng chứng của sự tương tác sinh động giữa các loài vật, vốn rất hiếm thấy ở hóa thạch”.

Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ loài khủng long này đi săn mồi để có những bữa ăn như thế hay chúng chỉ đào bới tìm xác con mồi. Nhưng có một điều rõ ràng là chúng đã ăn 2 con chim cùng một lúc. Việc biết lựa chọn con mồi và bắt cả những loài thú bay lượn cho thấy chúng là những thợ săn cừ khôi và biết rình rập.

(Nguồn tham khảo: Livescience/Vietnamnet)