Chim cánh cụt bị... trụi lông vì chứng bệnh lạ

Jeanny, Theo 14:00 11/04/2011

Lại thêm một mối lo ngại mới với loài sinh vật biển đáng yêu này. <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Theo báo cáo từ Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã ( WCS ), một chứng bệnh lạ đã khiến cho nhiều chú chim cánh cụt con bị rụng lông và dẫn đến cái chết thương tâm của chúng. Có tên gọi là “chứng rụng lông bất thường”, đây là loại bệnh mới xuất hiện gần đây và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới loài cánh cụt Magellanic ở vùng phía Nam Đại Tây Dương.
 
Một chú chim cánh cụt Magellanic bị mắc bệnh tại San Lorenzo, Argentina
 
Đây là chứng bệnh không thường gặp ở các loài chim và chúng tôi cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân cũng như khả năng nó lây lan sang những loài cánh cụt khác”, trích dẫn theo lời của tiến sĩ Dee Boersma, nhà nghiên cứu chuyên sâu về loài cánh cụt Magellanic trong hơn ba thập kỷ qua.
 
Bà cũng cho biết thêm : “Việc chặn đứng sự lây lan của căn bệnh này là đặc biệt quan trọng vì sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm dầu đã gây nên những tác động rất lớn đến loài chim cánh cụt nên chúng tôi không muốn chúng sẽ phải đối mặt thêm với một mối đe dọa khác nữa.”
 

Chứng rụng lông bất thường có thể được quan sát rất rõ ở loài cánh cụt châu Phi, thường sinh sống ở ngoài khơi vùng biển Nam Phi
 
Một số tác nhân gây bệnh được suy đoán bao gồm mầm bệnh, sự rối loạn tuyến giáp, sự mất cân bằng dinh dưỡng hay do yếu tố di truyền.
 
Chứng bệnh lạ này lần đầu tiên được ghi nhận là vào năm 2006 tại thị trấn Cape, Nam Phi. Khi đó, các nhà nghiên cứu tại Quỹ bảo tồn loài chim ven biển Nam Phi đã phát hiện thấy trường hợp tới 59% những chú cánh cụt con tại đây bị rụng lông một cách bất thường. Con số này đã tăng vọt lên mức 97 % trong năm sau.
 

Một chú cánh cụt con mắc bệnh tại Punta Tombo, khu vực cư trú đông đúc nhất của loài cánh cụt Magellanic
 
Ngoài việc rụng lông, những chú cánh cụt mắc bệnh có biểu hiện chậm lớn hơn so với những con khỏe mạnh khác. Kích thước và trọng lượng của chúng giảm đi đáng kể, nguyên do một phần là vì chúng phải sử dụng nhiều năng lượng hơn vào việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, phần việc mà trước đây vốn do bộ lông đảm nhiệm.
 
Tình trạng bệnh tương tự còn xuất hiện ở loài cánh cụt hoang dã Magellanic vào năm 2007. Những chú chim tội nghiệp này do nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường đã phải phơi mình sưởi ấm trong cái nắng gay gắt giữa ban trưa trong khi những con khỏe mạnh khác thì đã tìm cho mình một chỗ râm mát để trú chân.
 


Đã có rất nhiều trường hợp các con nhiễm bệnh bị chết vì thế các nhà khoa học đang thúc đẩy quá trình nghiên cứu để nhanh chóng tìm ra phương thuốc hữu hiệu giúp chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.