Chỉ với hai người - liệu nhân loại có được tái sinh?

NAC, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 23/01/2016

Nếu một ngày "xấu trời" thế giới rơi vào thảm họa diệt vong và chỉ còn sót lại một cặp đôi nam nữ, liệu họ có thể đảm nhận trọng trách cứu rỗi cả nhân loại?

Chiến tranh, thiên thạch, thảm họa thiên nhiên, … những giả thuyết cho rằng Trái đất bị lâm nguy và loài người rơi vào cảnh diệt chủng là một chủ đề không còn lạ lẫm.

Tuy nhiên nếu như thảm họa thực sự xảy ra, và loài người chỉ còn đúng 1 nam - 1 nữ như Adam và Eva thời xưa, liệu cặp đôi này có thể cứu rỗi được nòi giống của chúng ta? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chuyện này.

Khi thần thoại Adam và Eva trong thế giới động vật có thực

Tại một hòn đảo nhỏ có tên gọi Lord Howe, cách Australia 600km về phía Đông thực sự đã xảy ra một câu chuyện về "Adam và Eva" trong giới động vật. Cụ thể, đó là một loài bọ que tên là "tôm hùm cây" (dryococelus australis).

Chỉ với hai người - liệu nhân loại có được tái sinh? - Ảnh 1.

Vào năm 1918, một cuộc "xâm lăng" dữ dội của loài chuột đen đã khiến cho loài vật này gần như bị tuyệt diệt, chỉ còn sót lại đúng 2 cá thể duy nhất.

Cặp tôm hùm này được phát hiện còn sống sót vào năm 2003, và ngay lập tức được các nhà khoa học đưa đi nuôi dưỡng, nhân giống để khôi phục tại vườn thú Melbourne (Australia). Chỉ sau 9 năm cặp tôm hùm này đã trực tiếp và góp phần "sản xuất" được hơn 9.000 cá thể, đánh dấu sự trở lại của giống loài tôm hùm cây ở Australia.

Chỉ với hai người - liệu nhân loại có được tái sinh? - Ảnh 2.

Loài tôm hùm cây được hồi sinh tại Úc

Từ câu chuyện về tôm hùm cây, đã có rất nhiều học giả đặt câu hỏi: Liệu loài người có thể "tái sinh" như vậy nếu như thảm họa diệt vong xảy ra?

Giả thuyết này nhận được khá nhiều sự đồng ý, nhưng bên cạnh đó là rất nhiều ý kiến phản bác. Lý do nằm ở một khái niệm: "phối giống cận huyết".

Phối giống cận huyết ở người – tưởng là tốt nhưng lại "thảm khốc"

Phối giống cận huyết là khái niệm để chỉ sinh vật có cùng huyết thống giao phối với nhau, cho ra đời thế hệ tiếp theo.

Chỉ với hai người - liệu nhân loại có được tái sinh? - Ảnh 3.

Trong quá khứ, từng có rất nhiều vua chúa vì không muốn người ngoại tộc được hưởng ngôi báu đã lựa chọn phương pháp này để duy trì huyết thống "sạch". Dù về mặt logic, đây là cách hoàn toàn hợp lý, nhưng về mặt sinh học, nó để lại một hậu quả rất "thảm khốc".

Cụ thể, bên trong mỗi cơ thể của chúng ta mang theo một bộ gene gồm gene của bố, và một bản sao gene của mẹ. 

Nhưng bên cạnh đó, chúng ta còn có từ 1-2 gene lặn - các gene khiến cơ thể gặp nguy cơ mắc những căn bệnh hiểm nghèo, hoặc có những dị tật dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng không thể chữa trị như bệnh mù màu.

Chỉ với hai người - liệu nhân loại có được tái sinh? - Ảnh 4.

Nếu như một cặp đôi cùng huyết thống có con với nhau, điều này sẽ thúc đẩy quá trình "thức tỉnh" của gene lặn mang bệnh. Nếu một cặp đôi cùng huyết thống sinh con với nhau thì tỷ lệ người con đó mang một gene mắc bệnh lên tới 25% - một tỷ lệ không hề thấp.

Và chưa hết, nếu những người con của cặp đôi cùng huyết thống này có con với nhau, nguy cơ trội gene lặn ở những thế hệ tiếp theo tăng lên gấp đôi.

Những ví dđiển hình về phối giống cận huyết ở người

Một ví dụ điển hình nhất về hậu quả do phối giống cận huyết là một hòn đảo san hô có tên Pingelap, nằm biệt lập ở phía Tây Thái Bình Dương. 

Toàn bộ dân cư sống trên đảo hiện nay là hậu duệ của 20 người sống sót sau một trận bão khủng khiếp quét qua nơi đây vào thế kỷ XVIII.

Chỉ với hai người - liệu nhân loại có được tái sinh? - Ảnh 5.

Cư dân trên đảo Pingelap

Hòn đảo hiện có 250 cư dân, nhưng có khoảng 25 người mắc chứng mù màu, tức chiếm tới 1/10 tổng dân số của đảo.

Một ví dụ khác có thể kể đến, đó là tại cung điện của Hoàng gia Tây Ban Nha. Tình trạng này diễn ra trong vòng 200 năm, trải qua 9 thế hệ, với nạn nhân "nổi tiếng" nhất là vua Charles đệ Nhị (1661-1700).

Chỉ với hai người - liệu nhân loại có được tái sinh? - Ảnh 6.

Vua Charles II - nạn nhân điển hình của "phối giống cận huyết"

Sinh ra với một thể chất ốm yếu và tinh thần cũng không ổn định, vua Charles đệ Nhị đến 8 tuổi mới có thể biết đi. Có lẽ chính vì vậy việc ông qua đời ở tuổi 39 không phải là một điều bất ngờ.

Vậy tại sao loài tôm hùm cây lại không bị tuyệt diệt?

Có lẽ nhiều người đọc đến đây sẽ không khỏi thắc mắc điều này. Câu trả lời thực chất rất đơn giản: tôm hùm cây là một loài côn trùng đơn tính - chúng có thể tự sinh sản, đẻ trứng mà không cần đến sự trợ giúp của con đực. Đó chính là lý do chúng không phải chịu các hậu quả từ phối giống cận huyết.

Tạm kết

Vì vậy, không giống như loài tôm hùm cây, con người không thể duy trì được nòi giống nhờ phối giống cận huyết. 

Do đó thật buồn khi phải thông báo rằng, nếu một ngày nhân loại rơi vào cảnh chỉ còn một nam, một nữ sót lại thì không khác nào toàn bộ nhân loại bị tiêu diệt.

Nguồn: BBC