Check phản ứng vật lý - hóa học qua thí nghiệm siêu thú vị

H.Đ, Theo Trí Thức Trẻ 15:16 23/02/2015

Sau khi xem những thí nghiệm này, hẳn không ít bạn sẽ cảm thấy môn hóa học, vật lý chưa bao giờ dễ đến thế.

Bạn đã bao giờ cảm thấy thích thú với những thí nghiệm vật lý, hóa học ở trên lớp? Hẳn không ít bạn sẽ "gào thét" với những phản ứng khó hiểu này. Tuy nhiên, với những thí nghiệm thích mắt dưới đây, bạn sẽ cảm thấy học vật lý - hóa học chưa bao giờ dễ như thế.

1. Sodium polyacrylate và nước



Sodium polyacrylate - còn gọi là Natri polyacrylate là muối natri của axit poliacrylic với công thức [-CH2-CH(COONa)-]n. Với khả năng hút nước rất mạnh từ 200 đến 300 lần khối lượng của chính nó, Sodium polyacrylate được ứng dụng khá rộng rãi trong các sản phẩm như trong tã trẻ em và người lớn.

2. Fluorine và hydrogen 


Fluorine là một phi kim rất mạnh. Hydro và fluorine sẽ lập tức phản ứng khi gặp nhau, ngay cả khi trong điều kiện không có ánh sáng và nhiệt độ thấp mà không cần bất kỳ chất xúc tác nào. Phản ứng giữa hai chất tạo cả cháy nổ nên rất nguy hiểm. 

3. Thả rơi nam châm đất hiếm qua ống đồng



Nam châm đất hiếm (neodymium magnet) là loại nam châm vĩnh cửu được tạo ra từ các vật liệu từ cứng. Đó là các hợp kim hoặc hợp chất của kim loại đất hiếm và kim loại chuyển tiếp. 

Đây là loại nam châm vĩnh cửu với lực từ trường có thể coi là mạnh nhất hiện nay. Khi được thả rơi trong ống đồng, lực từ trường sẽ giúp nam châm được cân bằng và rơi một cách chậm rãi.

5. Làm biến dạng dòng nước bằng que sắt tĩnh điện



Thí nghiệm này có thể được thực hiện tại nhà (quy mô nhỏ hơn), bằng cách chà quả bóng bay lên tóc rồi đưa lại gần vòi nước. Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết, do ma sát nên quả bóng hay thanh sắt tĩnh điện tĩnh điện. Dòng nước bị lệch đi là do quả bóng hay thanh sắt tĩnh điện mang điện, hút dòng nước không mang điện. 

6. Phân hủy thủy ngân (II) thiocyanate



Khi đốt, thủy ngân (II) thiocyanate sẽ giải phóng khí độc và phân hủy thành “những con rắn nâu” loằng ngoằng trên không trung. Phản ứng này cũng từng được sử dụng trong việc chế tác pháo hoa, tuy nhiên sau đó đã bị cấm hoàn toàn toàn vì tính độc hại và nguy hiểm của thủy ngân đối với sinh vật sống. 

7. Hydrogen peroxide (nước Oxy già) trộn cùng potassium iodide (tên khác là Kali Iotđua- muối iot) 



Nước oxy già (H2O2) là một chất lỏng trong suốt, có tính oxy hóa mạnh. Trong điều kiện bình thường, Hydrogen peroxide phân hủy rất chậm thành nước và khí oxy. 

Iodide trong muối sẽ đóng vai trò như chất xúc tác đẩy nhanh quá trình này. Một ít xà phòng cũng được thêm vào nhằm thấy rõ hơn tốc độ giải phóng oxy của phản ứng, tạo nên một cột bóng xà phòng giống vòi voi. 

8. Kim loại đồng phản ứng với acid nitric



Acid nitric là một chất oxy hóa mạnh. Khi tác dụng với đồng sẽ giải phóng khí NO2 có màu nâu đỏ, cùng dung dịch đồng (II) Nitrat có màu xanh lam. 

9. Cây điện tích



Còn gọi là Hoa sét- được phát hiện bởi Giáo sư vật lý học người Đức - Georg Lichtenberg năm 1977. Khi dòng điện cao thế chạy trên một bề mặt vật chất sẽ tạo nên hoa sét rất đẹp mắt. 

12. Đốt cháy Lithium




Lithium là kim loại nhẹ nhất trong bảng tuần hoàn. Giống như các kim loại kiềm khác, Lithium là một chất ăn mòn, dễ cháy nổ. Phản ứng đốt cháy lithium được coi là một trong những phản ứng đỉnh cao trong hóa học, do vẻ đẹp nó tạo thành.

13. Ngọn nến được đốt nhờ chính khói của mình


Khi thắp nến, ngọn lửa làm tan chảy và bay hơi sáp nến. Khi thổi nến, lượng nhiệt tuy mất đi nhưng vẫn đủ tiếp tục làm tan chảy và bay hơi một lượng sáp nến thành khói. Và chỉ cần một ngọn lửa nhỏ, làn hơi sáp nến sẽ tiếp tục cháy. 

14. Đèn LED màu cam tỏa sáng trong nitrogen lỏng



Nitrogen lỏng là một chất lỏng có nhiệt độ rất thấp. Ngọn đèn LED khi đó sẽ mất nhiệt, và theo cơ chế đèn LED sẽ khiến bước sóng và tần số ánh sáng thay đổi. 

Nguồn: BuzzFeed, DiscoveryNews