Chân dung những phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử (Phần 3)

Pikachu, Theo 00:00 07/09/2011

Từ những nữ Tổng thống, Thủ tướng đầu tiên của một quốc gia; cho tới nhà lãnh đạo đoạt giải Nobel Hoà bình...

11. Violeta Chamorro (sinh năm 1929)
 
Từng là một thành viên của Liên minh đối lập Quốc gia (bao gồm 14 đảng phái chính trị hoạt động chống lại phe Sandinista cánh tả), bà Violeta Chamorro giữ cương vị Tổng thống thứ 48 của Nicaragua từ năm 1990 đến năm 1997. Cho đến nay, bà là người phụ nữ duy nhất từng đảm đương vị trí Tổng thống ở đất nước này. 

Mặc dù liên minh mà bà tham gia đã tan rã sau cuộc bầu cử Tổng thống, Chamorro vẫn được coi là người mang lại hoà bình trở lại cho một đất nước bị chiến tranh giày xéo hơn một thập kỷ.
 
Violeta Chamorro - người đem lại hòa bình cho đất nước sau hơn 10 năm bị giày xéo bởi chiến tranh.
 
12. Corazon Aquino (1933 - 2009)
 
Vợ của Thượng nghị sĩ Benigno Aquino, Corazon Aquino, đã mạnh dạn dấn thân vào sự nghiệp chính trị sau khi chồng bà bị ám sát; rồi đảm nhận chức vụ tổng thống của Philippin từ năm 1986 – 1992. Bà là nữ Tổng thống đầu tiên của nước này, và cũng là nữ Tổng thống đầu tiên trên toàn bộ lãnh thổ châu Á. Mặc dù phải đối mặt với nhiều cuộc đảo chính quân sự, bà luôn duy trì và giữ vững nguyên tắc dân chủ của mình.
 
Năm 1986, bà được tạp chí Times bầu chọn là “Người phụ nữ của năm”.
 
Biểu tượng quen thuộc của bà Corazon Aquino trong các bài diễn văn.
 
13. Wilma Pearl Mankiller (1945 - 2010)
 
Là nữ thủ lĩnh đầu tiên của bộ lạc Cherokee Nation (một bộ lạc Da đỏ bản xứ châu Mỹ định cư tại Đông nam Hoa Kỳ), Mankiller đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân trong bộ lạc. Khi đảm nhận vai trò là người lãnh đạo, bà phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt từ sự thống trị về cơ sở hạ tầng của nam giới.
 
Mong muốn giành được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, bà thành lập dự án cộng đồng nhằm thu hẹp khoảng cách phân biệt giữa nam giới và nữ giới. Trong khoảng thời gian bà làm thủ lĩnh, dân số của Cherokee Nation đã tăng từ 55.000 đến 156.000 người.
 

Chân dung người hoạt động không mệt mỏi vì những lợi ích cộng đồng. 
 
14. Aung San Suu Kyi (sinh năm 1945)
 
Bà Aung San Suu Kyi là người đại diện cho niềm hy vọng chất chứa của nhiều người dân Myanmar - người đấu tranh cho tự do và hòa bình.
 
Là một nhà vận động ủng hộ dân chủ và là nhà lãnh đạo của Liên đoàn đối lập Quốc gia của Đảng Dân chủ (NLD), bà từng bị giam giữ hơn 10 năm trời dưới chế độ quân sự của nước này. Năm 1991, bà đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực của mình cho Myanmar.
 
Chân dung Aung San Suu Kyi - niềm hy vọng đổi mới của người dân Myanmar.
 
15. Benazir Bhutto (1953-2007)
 
Là người phụ nữ đầu tiên được bầu để lãnh đạo một nhà nước Hồi giáo, bà Benazir Bhutto đã trở thành Thủ tướng của Pakistan từ năm 1993 đến năm 1996. Bà tốt nghiệp Cao đẳng Radcliffe, sau đó chuyển tiếp sang Đại học Harvard. Benazir Bhutto là diễn giả có khả năng hùng biện xuất sắc, đồng thời cũng là một người luôn trung thành với gia đình và nhân dân. Bà công khai chỉ trích hành động khủng bố và đưa ra lập trường chống lại Taliban.
 
Với hy vọng sẽ tiến hành cải cách chính trị ở Pakistan, bà tham dự một cuộc mít tinh chính trị dành cho Đảng Nhân dân Pakistan vào ngày 27/12/2007. Trong khi đang vẫy tay chào đám đông tham dự, bà đã bị bắn bởi một sát thủ trà trộn trong đám đông.
 
Bà Benazir Bhutto đã bị ám sát trong khi tham dự một cuộc mít tinh tại Pakistan năm 2007

16. Angela Merkel
 
Từ “vị trí” là cô con gái bé bỏng của của một mục sư và giáo viên ngôn ngữ, cho đến sinh viên khoa Vật Lý trường Đại học Leipzig có khả năng nói tiếng Nga thuần thục, giờ đây, Angela Merkel đã đứng trên cương vị Thủ tướng Đức.
 
Ngày 25/8/2011, bà được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 100 phụ nữ quyền lực nhất Thế giới.
 
Chân dung Angela Merkel.