Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm

Lê Giang, Theo Mask Online 10:30 02/08/2012

Cùng các cập nhật: Loài cá mập chậm chạp nhất thế giới, xác định lại niên đại Đồ Đá nhờ thuốc độc, xuất hiện chủng cúm mới nguy hiểm hơn cúm gia cầm...


Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm


Các nhà khoa học mới phát hiện ra cây bồ đề  ở nơi mà Phật Tổ Như Lai (hay Tất đạt đa Cồ Đàm theo tiếng Phạn) đã giác ngộ cách đây 25 thế kỷ vẫn sống. 

cay-cua-phat-to-van-song-sau-2500-nam
Cây bồ đề 2.500 tuổi, nơi Tất đạt đa Cồ Đàm ngồi thiền 49 ngày trước khi giác ngộ, tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ.

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu rừng tại thành phố Dehradun, bang Uttarakhand, Ấn Độ thông báo rằng, cây bồ đề gắn liền với Phật Tổ Như Lai vẫn sống và tràn đầy sinh lực. Họ đã bỏ những tấm xi măng bao quanh gốc cây bồ đề để giúp rễ cây nhận nước và dưỡng chất dễ dàng hơn.

(Nguồn tham khảo: India Times)

Loài cá mập chậm chạp nhất thế giới


Cá mập Greenland là loài cá mập chậm chạp nhất mà con người từng biết đến, với vận tốc di chuyển trong nước chỉ khoảng 1,6km/h. Ngay cả khi bơi hết tốc lực, nó cũng chỉ có thể đạt tới vận tốc tối đa 2,7km mà thôi.

cay-cua-phat-to-van-song-sau-2500-nam

Lý giải cho sự kỳ dị này, nhà nghiên cứu Yuuki Watanabe cho rằng, chính nhiệt độ quá thấp của khu vực Bắc Băng Dương là nguyên nhân khiến cá mập Greenland chậm chạp như vậy. Watanabe cho hay, cá mập Greenland không có nhiều kẻ thù nhờ kích cỡ cơ thể khổng lồ của nó. Một số cá thể có thể dài tới 6,5m và nặng tới 997kg.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

Xác định lại niên đại Đồ Đá nhờ thuốc độc


Theo một phân tích mới trên các đồ tạo tác thu được từ một hang động ở Nam Phi cho thấy, người dân nơi đây đục đẽo công cụ bằng đá, sử dụng chất nhuộm và thậm chí sử dụng thuốc độc từ 44.000 năm trước. 

Như vậy có nghĩa là thời Đồ Đá muộn xuất hiện ở Nam Phi sớm hơn nhiều so với mốc thời gian mà chúng ta vẫn tưởng và xuất hiện cùng quãng thời gian mà người hiện đại có mặt ở châu Âu.

cay-cua-phat-to-van-song-sau-2500-nam
Hang Biên giới được con người sử dụng làm nơi ở cách đây hàng chục nghìn năm.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thời gian thực sự bắt đầu thời Đồ Đá muộn sau khi khám phá hang Biên giới, nằm gần biên giới Nam Phi và Swaziland. 

Trong số những đồ vật tìm được, họ phát hiện một cục sáp ong trộn với nhựa thông độc, có thể từng được dùng để gắn chuôi cầm với cái xiên hoặc mũi tên; một cây que gỗ có nhiều vết xước. 

Phân tích hóa học que gỗ cho thấy, trên đó có dấu vết axit ricinoleic, một chất độc tự nhiên có trong hạt đậu castor. Có thể cây que này được dùng để bôi chất độc vào đầu mũi tên hoặc mũi mác.
(Nguồn tham khảo: Datviet/Livescience)

Xuất hiện chủng cúm mới nguy hiểm hơn cúm gia cầm


Các nhà khoa học cảnh báo, một loại virus cúm mới có tên là H3N8 được phát hiện ở các con hải cẩu Mỹ có thể đe dọa sức khỏe con người và thậm chí nguy hiểm hơn cúm gia cầm. 

cay-cua-phat-to-van-song-sau-2500-nam

Virus H3N8 có khả năng tấn công các protein có tên gọi cytokin được tìm thấy trong phổi của người. Điều này sẽ khiến hệ miễn dịch phải làm việc quá sức và tự tấn công bản thân, gây tổn hại tế bào.

Trang Dailymail dẫn lời tiến sĩ Anne Moscona - người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho hay: “Đáng lo ngại là chúng ta đang đối mặt với một loại virus mới có thể lan truyền cho động vật có vú mà con người chưa từng gặp phải”

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Vì sao cơ thể chưa thể chống lại virus HIV?


Lý do cho thấy con người chưa thể chống lại lây nhiễm HIV là do một loại protein đơn do virus tạo ra khiến con người mất đi khả năng phòng vệ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi HIV đi vào cơ thể con người, chúng sản xuất một loại protein được gọi tên là vpu trực tiếp chống lại các protein phòng vệ của hệ thống miễn dịch. 

Thông thường, protein của hệ thống miễn dịch ngăn chặn khả năng lan rộng và sao chép khắp cơ thể. Tuy nhiên, vpu đã vô hiệu hóa cơ chế phòng vệ này khiến virus HIV có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển.

cay-cua-phat-to-van-song-sau-2500-nam

GS Michale Gale, chuyên gia ngành miễn dịch học tại trường ĐH Washington (Mỹ) cho hay: “Chúng tôi đã xác định thành công “vũ khí lợi hại” mà virus HIV sử dụng để vượt qua sự phòng vệ của hệ thống miễn dịch trên người. Phát hiện này có thể sẽ được sử dụng để tạo ra liệu pháp kháng HIV mới cho các bệnh nhân nhiễm HIV”.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)