Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản

Chu Công, Theo Mask Online 12:00 17/04/2013

Sâu bướm độc, rết Cyanide, mọt cao cổ... là những loài côn trùng "nhiều chân" có vẻ ngoài thú vị và đáng sợ.

Thế giới động vật nói chung và côn trùng nói riêng luôn có vô số điều kỳ lạ. Hãy cùng tham gia cuộc hành trình vào thế giới những loài động vật chân khớp để quan sát sự phong phú và hiểu hơn về đặc tính của chúng.

1. Sâu bướm độc

Là một trong những loài côn trùng "nhiều chân" đặc hữu ở Bắc Mỹ, sâu bướm độc (tên khoa học là Megalopyge opercularis) có bề ngoài trông khá vô hại nhưng chứa nọc độc cực mạnh. 

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 1

Những sợi lông mềm mại trên cơ thể sâu bướm có chứa chất độc cực mạnh. Khi bị đe dọa, con quái vật nhỏ bé này sẽ phóng chất độc vào kẻ thù. Những gai này khi tiếp xúc với da gây phản ứng dị ứng mạnh như viêm da, nổi mụn nước, đau đầu, buồn nôn và khó thở. 

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 2

Những sợi tơ mềm trên người sinh vật này khiến chúng có thể bị nhầm lẫn với bông gòn. Thế nên những người bất cẩn chạm nhầm chúng sẽ phải chịu đựng cảm giác rùng mình, sởn gai ốc rất đáng sợ.

2. Bọ cạp bay

Loài vật này có nguồn gốc từ Tây Âu, thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng chết, mật hoa và trái cây thối. Cơ thể bọ cạp bay có màu đen với vàng, đầu và đuôi hơi đỏ, khi trưởng thành có sải cánh khoảng 35mm. 

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 3

Nó có tận 3 cặp chân ngực và 8 cặp chân giả, thường xuất hiện trong các hàng rào có cây tầm ma. Trên thực tế, chúng được coi là tổ tiên của các loài sâu bướm hiện nay.

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 4

Phần đuôi của loài côn trùng này mới đầu sẽ bị nhầm tưởng là đuôi bọ cạp nhưng thực chất, đó là cơ quan sinh dục quá khổ của chúng. 

Bọ cạp bay được biết đến với nghi thức giao phối hết sức kì lạ, con cái lựa chọn bạn tình dựa vào món quà tặng từ con đực, thường là một con côn trùng hoặc đám nước bọt lớn. Mặc dù trông khá đáng sợ nhưng bọ cạp bay hoàn toàn vô hại với con người.


3. Rận ăn lưỡi

Rận ăn lưỡi có tên khoa học là Cymothoa exigua. Đây là một trong những loài ký sinh đáng sợ nhất đối với con người. Loài rận này thường được tìm thấy ở khu vực quanh vịnh California, chúng đi vào vật chủ (thường là loài cá chỉ vàng đốm hồng) thông qua vây. 

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 5

Rận ăn lưỡi có lối sống khá kỳ dị. Một khi đã vào trong miệng của con cá, chúng gắn bản thân vào đầu lưỡi và sống nhờ vào máu của vật chủ. 

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 6

Sau khi lưỡi của con cá teo đi do mất máu, loài rệp này dùng chân của mình bám chặt vào cuống lưỡi, thay thế luôn vào vị trí cái lưỡi của vật chủ và tiếp tục sống nhờ hút máu. 

4. Mọt cao cổ

Là một loại sinh vật với hình dạng vô cùng độc đáo, mọt cao cổ còn có tên khoa học là Trachelophorus giraffa. Chúng có tổ tiên sinh sống ở quần đảo Madagascar. 

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 7

Mọt cao cổ dài 2,5cm, có vỏ ngoài màu đen và cánh màu đỏ, tên gọi của chúng bắt nguồn từ chiếc cổ tương phản với loài hươu cao cổ châu Phi. Các nhà khoa học cho rằng, đặc điểm này là để thích nghi với quá trình cạnh tranh với các cá thể cùng loại và xây tổ.

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 8

Chiếc cổ của con đực có thể dài gấp 3 lần cổ của con cái. Một đặc điểm độc đáo khác từ loài mọt cao cổ là tập quán đẻ trứng của chúng, con cái sẽ cuộn một chiếc lá rồi đẻ trứng vào trong đó, chiếc lá ấy sẽ vừa có tác dụng bảo vệ trứng, vừa là thức ăn cho mọt con.


5. Rết Cyanide

Còn có tên khoa học là Harpaphe haydeniana, rết Cyanide được mệnh danh là "nhà hóa học" trong thế giới động vật chân khớp, sinh sống chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ. Có chiều dài tối đa là 5cm, loài rết này có khả năng tiết ra chất hydrogen cyanide (HCN) để phục vụ quá trình săn mồi và tự vệ. Chính chất độc chết người này lí giải nguyên nhân tại sao rết Cyanide có rất ít kẻ thù trong tự nhiên.

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 9

Tuy nhiên, việc mang trong mình chất HCN khá phức tạp, nếu cất giữ ở nhiệt độ phòng, rất có thể cơ thể của rết sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, thay vì lưu giữ HCN, chúng lưu giữ hai chất khác trong các phân đoạn khác nhau của cơ thể. Khi cần thiết, chúng sẽ để hai chất này trộn vào nhau, tạo ra HCN và giải phóng ra ngoài cơ thể.

Cận cảnh những loài côn trùng "nhiều chân" quái đản 10

Chất độc được tiết ra từ hàng ngàn lỗ chân lông trên cơ thể rết phục vụ quá trình săn mồi và tự vệ. Chúng có thể tiết ra khoảng 0,6 miligram HCN, liều lượng này đủ khả năng để giết một con chuột, bọ cánh cứng hoặc gây tổn hại đến những loài săn mồi lớn hơn.



Bạn có thể xem thêm: