Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan

Bích Đào, Theo Mask Online 00:00 04/12/2012

Tiềm năng vàng của đất nước non trẻ này vẫn là một điều bí ẩn với các nhà đầu tư...

Nam Sudan là một quốc gia mới được thành lập sau cuộc nội chiến kéo dài suốt 2 thế kỷ ở nước Cộng hòa Sudan trước đây. 

Dưới sự tàn phá của nhiều thập kỷ chiến tranh, Nam Sudan là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nhưng dường như điều đó sắp sửa thay đổi khi mà cơn bão vàng đang quét qua đất nước này.

Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 1

Kể từ sau cuộc nội chiến năm 2005, những người dân bộ tộc Tobosa đã liên tục "sục sạo" quanh các con sông, phá đá và lọc đất ở vùng Kapoeta để tìm vàng.


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 2

Một vài người đã cam đoan rằng, họ tìm thấy số lượng vàng lên đến 200g vàng nguyên chất với trị giá trên thị trường vàng quốc tế lên tới hơn 10.000USD (khoảng 208 triệu VND).


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 3

Khi Nam Sudan tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Sudan hơn 1 năm trước (9/7/2011), nơi này trở thành một “đất nước dầu mỏ” khi được thừa hưởng một lượng dầu khổng lồ với công suất 350.000 thùng một ngày. 


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 4

Tuy nhiên, những tranh chấp với Sudan về phí đường ống, chế biến dầu mỏ đã buộc Nam Sudan phải đóng cửa sản xuất, cắt đứt động mạch tài chính của chính phủ và ném nền kinh tế của đất nước vào khủng hoảng. 


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 5

Mất mát đột ngột của các quỹ đã thúc đẩy Nam Sudan phải đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm trọng, tập trung, mở rộng thu thuế và khám phá các nguồn lợi mới mẻ để thay thế dầu mỏ. 

Chính vì vậy giờ đây khai thác vàng được hy vọng sẽ là ngành mũi nhọn, giúp vực dậy nền kinh tế.


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 6

Hầu hết hoạt động khai thác vàng ở đây đều là thủ công, được tiến hành bởi những người dân sống xung quanh khu này. 

Hơn nữa, các cuộc khảo sát địa chất mới nhất là từ những năm 70 - 80, chính vì vậy mà tiềm năng vàng của đất nước non trẻ này vẫn là một điều bí ẩn với các nhà đầu tư. 


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 7

Tuy nhiên khả năng khai thác mỏ ở đây vẫn được các công ty đánh giá cao, họ mô tả đất nước hơn 1 năm tuổi này là một “vùng đất chưa được khai phá”.


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 8

Mặc dù vậy nhưng vấn đề khai thác vàng vẫn chưa được “hợp thức hóa” bằng luật pháp. 

Với sự vắng mặt của các ngân hàng hay một tỷ giá chính thức giữa đồng bảng Anh và đồng Si-linh Kenya, nền kinh tế của thị trấn Kapoeta, Nam Sudan phụ thuộc vào vàng như một đơn vị tiền tệ qua biên giới. 


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 9

Việc dễ dàng đưa vàng qua biên giới mà không hề bị kiểm tra hay đánh thuế, một số lượng vàng lớn ở đây bị thất thoát ra nước ngoài. 

Vàng khai thác được vẫn bị buôn lậu ra khỏi đất nước và được bán ở các nước lân cận như Kenya hay Uganda. Giá vàng ở địa phương bị thổi phồng lên do nhu cầu lớn từ các thương gia thu lợi nhuận từ việc xuất khẩu vàng.


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 10

Chính vì thế một bộ luật về khai thác mỏ mới đang được chính phủ Nam Sudan ký kết để chấn chỉnh việc khai thác và đánh thuế vàng ở nước này đồng thời thu hút các nhà đầu tư. 

Tại thủ đô Juba, nhiều công ty khai khoáng quốc tế đã xếp hàng tại Bộ Dầu khí và Khai thác Mỏ của nước này nhằm có được một phần lợi nhuận từ vùng “lãnh thổ chưa được khai phá”.


Cận cảnh "cơn khát" vàng ở Nam Sudan 11

Các quan chức và nhà đầu tư đều đồng ý rằng, quốc gia trẻ nhất thế giới này có tiềm năng lớn trong lĩnh vực khoáng sản. 

Nhưng họ cũng cảnh báo, Nam Sudan sẽ mất vài năm cho bất kỳ sự nhượng bộ đất đai tiềm năng nào để có thể sản xuất một số lượng lớn vàng hoặc các vật liệu khác đủ để phục vụ cho mục đích thương mại.


Bạn có thể xem thêm: