Bút chì - Từ thô ráp cho đến mảnh mai

MX, Theo 06:03 27/07/2010

Vật dụng nhỏ bé này có hẳn một quá trình phát triển dài. <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Ngày xưa, thời La Mã (Rome), các scribe (học giả tôn giáo) viết trên giấy papyrus với một thanh kim loại có tên là stylus. Khi viết sẽ để lại dấu nhạt nhưng vẫn đọc được. Sau đó những cây stylus được "nâng cấp" lên bằng chì (graphite). Ngày nay ta gọi là bút "chì" cũng từ cây stylus bằng chì này.
 
Thanh stylus, có thể gọi đây là cây bút chì đầu tiên.
 
Những phát hiện than graphite từ khắp nơi
 
Vào năm 1564, tại Borrowdale, Anh quốc có một người tình cờ thấy ở rễ một cây bị bật gốc có than graphite. Vậy là cả làng xầm xì bàn tán xôn xao cái hầm mỏ huyền bí này. Sau khi khai thác mỏ than chì này, graphite (than chì) được phổ biến sâu rộng. Graphite để lại dấu đậm hơn nhưng quá mềm và dễ gãy nên nó cần phải có vật để giữ.
 
Đá Gaphite.
 
Đầu tiên những cây graphite được bao bằng dây. Sau đó graphite được đút trong thanh gỗ và khi dùng thì đẩy thanh graphite ra bằng tay. Bút chì được ra đời chính thức từ đó.
 

 
Lần đầu tiên bút chì được sản xuất tại Nuremberg, Đức, năm 1662. Trong khi ấy, bút chì dùng ở Mỹ vẫn phải nhập cảng cho đến năm 1812. Tới thời điểm ấy, William Monroe đến từ bang Massachusetts mới làm ra chiếc bút chì đầu tiên cho người Mỹ.
 
Năm 1729, Benjamin Franklin quảng cáo bán bút chì trong tờ báo Pennsylvania Gazette của ông. George Washington cũng dùng cây bút chì dài 3 inches (7,5 cm) khi ông làm việc ở Ohio Territory năm 1762. Sau đó, bút chì dần được phổ biến rộng rãi trong công chúng bởi tính tiện dụng và khá nhỏ gọn.
 
Benjamin Franklin.
Năm 1821, Charles Dunbar khám phá một lớp trầm tích than graphite tại New England. Than graphite này được chứng nhận là loại than tốt nhất từ trước đến giờ tại Hoa kỳ. Với "vốn" là mỏ graphite ấy, Dunbar thành lập hãng bút chì Thoreau. Với chất lượng tốt, bút chì hãng Thoreau được xem là loại tốt nhất ở Mỹ lúc bấy giờ. 
 
Một hộp chì của hãng Thoreau.
 
Ngày nay lõi chì được pha trộn giữa than graphite với đất sét (clay). Do liều lượng thay đổi của graphite trên đất sét, những người sản xuất bút chì có thể định được độ cứng của bút khi viết trên giấy. Chữ "H" lấy từ chữ "hard" tức là cứng. Độ cứng có số càng lớn thì bút chì càng cứng, để viết nét thật mảnh và nhạt.
 
Cũng như vậy chữ "B" lấy từ chữ "black" tức là đen. Ðôi khi họ dùng chữ "F" từ chữ "fine" để chỉ rằng bút chì có thể gọt rất nhọn. Họ cũng có thể để chung các tính chất với nhau, thí dụ viết chì có ghi chữ HB nghĩa là vừa cứng vừa đen, còn có chữ "HH" nghĩa là rất cứng và "HHBB" là rất cứng và thật là đen!
 


Đầu tiên, bút chì Mỹ được chế bằng gỗ cedar đỏ miền Đông. Đó là loại gỗ cứng sống tại Tennessee và những miền khác của Nam Hoa kỳ. Những năm 1900, việc sản xuất bút chì cần nguồn gỗ nên người ta tìm đến núi Sierra Nevada tại California. Họ phát hiện ra Cedar thơm, một loại cây mọc rất nhiều tại nơi đây và dùng nó làm nguyên liệu cho bút chì cao cấp.
 
Cây Cedar thơm của California nhanh chóng trở thành gỗ dùng cho bút chì được cả thế giới ưa chuộng. Để bảo đảm cho sản xuất, họ liên tục trồng giống cây này phát triển thành rừng.
 
Cây Cedar.
Làm bút chì từ gỗ Cedar.
 
Mẫu bút chì đầu tiên có gắn cục tẩy ở phần đầu là do Hyman Lipman ở Philadelphia chế ra nãm 1858. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các cây bút chì được bán không có cục tẩy (Có lẽ lí do là vì các nhà sản xuất văn phòng phẩm muốn thu nguồn lợi riêng từ tẩy bán rời )
 

 
Cục tẩy đầu tiên làm bằng nhựa cây cao su. Về sau tẩy được chế từ cao su nhân tạo và thêm đá bọt (pumice, là loại nham xốp nhẹ dùng để tẩy các vết bẩn) nhưng sau đó được thay thế bằng vinyl, một loại chất dẻo bền và dai.

Bút chì được sơn vàng từ những năm 1890 và màu vàng sáng này để mọi người tìm cho dễ vì nó hay bị lẫn lộn trên bàn gỗ có màu tối.
 

Bút chì ngày nay đã nhỏ và mảnh mai hẳn, khác với vẻ thô cứng của "phiên bản" đầu
 
Một lý giải khác là trong những năm 1800, graphite tốt nhất được nhập cảng từ Trung quốc. Bởi vậy các hãng chế tạo muốn cho mọi người biết rằng bút chì của họ làm bằng than graphite của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, màu vàng là màu vua chúa, là màu được trọng vọng. Người Mỹ sơn màu vàng sáng trên bút chì để có cảm nhận "vua chúa" và cho thấy rằng cái ruột chì phẩm chất tốt của nó có "dính dáng" tới Trung Quốc.
 
Đến nay, vẫn chưa có sản phẩm nào có thể thay thế được bút chì trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là đối với những ai theo ngành hội họa.