"Buôn chuyện" về đôi mắt

ÁI Nhi, Theo 09:36 07/02/2011

“Cửa sổ tâm hồn” của chúng ta có những bí mật gì? <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

 
Chúng ta đều phải dùng kính mắt khi về già. Dù cho bạn sở hữu đôi mắt khỏe mạnh với tầm nhìn hoàn hảo đi chăng nữa thì khi về già bạn vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp của đôi kính. Khoảng 99% số người bắt đầu cần kính đọc sách là giữa khoảng 43 đến 50 tuổi. Bởi vì mắt bạn sẽ ngày càng kém đi và đến độ tuổi 45, bạn chỉ có thể quan sát các vật rõ nhất ở cự ly xa.
 
 
Mắt có khả năng “ghi hình” nhanh hơn ống kính máy ảnh. Khi bước vào một căn phòng, chúng ta chỉ cần vài phút đảo mắt để có thể quan sát mọi thứ và tập trung tại một điểm nào đó.
 
Mỗi khi bạn muốn thay đổi sự chú ý thì “ống kính” trong mắt ngay lập tức thay đổi sự tập trung về điểm bạn đang quan sát. Với ống kính máy ảnh thì điều này đòi hỏi nó phải làm việc trong vài giây để di chuyển “tầm ngắm” từ khoảng cách này sang khoảng cách khác.
 
 
Mắt phát triển toàn diện khi bạn bước vào tuổi thứ 7. Đến 7 tuổi mắt của chúng ta phát triển đầy đủ giống như mắt của người trưởng thành. Đó là lí do cực kỳ quan trọng để cải thiện thị lực trong những năm đầu đời, vì chỉ trong vòng 7 năm đó khả năng chữa các bệnh về mắt có tỷ lệ thành công cao nhất.
 
 
15.000 là số lần trung bình chúng ta chớp mắt mỗi ngày. Chớp mắt là hành động tự nhiên, ngay cả bản thân mỗi người cũng không kiểm soát được mỗi lần chớp mắt. Chớp mắt có tác dụng rất quan trọng đối với đôi mắt của bạn vì nó giúp loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt đôi mắt bằng những giọt nước thấm trên mí mắt, những giọt nước này còn có khả năng chống khuẩn.
 
Việc chớp mắt cũng tương tự như cần gạt nước trên kính chắn gió trên xe, làm sạch và loại bỏ mọi thứ “cặn bã” để giữ cho mắt bạn được nhìn thấy rõ ràng.
 
 
Mọi người đều bị đục thủy tinh thể khi về già. Đục thủy tinh thể chỉ là một hậu quả bình thường của tuổi già. Tương tự như nhiều dấu hiệu tuổi tác khác, đục thủy tinh thể chỉ là một thay đổi tự nhiên. Những người trong độ tuổi 70 đến 80 thường bị đục thủy tinh thể.
 
Đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể, sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.
 
 
Tiểu đường thường được phát hiện khi kiểm tra mắt. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 thường không biết rằng mình mắc bệnh. Đây là loại bệnh thường được phát hiện trong một cuộc kiểm tra mắt, khi xuất hiện các mạch máu nhỏ phía sau mắt. Điều này chắc chắn là lí do chính đáng để mắt nên được kiểm tra thường xuyên.
 
 
Bạn quan sát bằng não bộ chứ không phải bằng mắt. Chức năng của đôi mắt là thu thập tất cả các thông tin cần thiết về các đối tượng mà bạn đang nhìn. Thông tin này sau đó được truyền từ mắt cho đến não thông qua các dây thần kinh thị giác. Não bộ thu thập tất cả các thông tin này và phân tích để bạn có thể “thấy” các đối tượng theo hình dạng của nó. Đôi mắt rõ ràng không đóng vai trò như chúng ta vẫn nghĩ!
 
 
Mắt có thể thích ứng với những điểm mù trong tầm nhìn. Một số điều kiện như tăng nhãn áp và các điều kiện về sức khỏe như đột quỵ, có thể dẫn đến sự phát sinh những điểm mù trong tầm nhìn của bạn. Điều này có thể gây suy nhược cho mắt nếu nó không cho não bộ và đôi mắt khả năng thích ứng để làm cho các điểm mù biến mất. Tuy nhiên, mắt cũng “bắt kịp” và lấp đầy khoảng trống trong tầm nhìn của bạn bởi tính đàn hồi của nó.
 
 
“20/20” không phải là tầm nhìn tốt nhất! Khi mọi người nghe thấy cụm từ “mắt 10/10” hay “mắt 20/20” thì thường nghĩ rằng đó là một đôi mắt khỏe. Tuy nhiên điều này không đúng, bởi 20/20 là tầm nhìn của người trưởng thành. Thường thì chúng ta còn có tầm nhìn 20/16. Vì vậy, việc nói tầm nhìn tốt nghĩa là mắt 20/20 thì điều đó hoàn toàn không đúng!
 
 
Mắt tự động “tưới nước” khi nó bị khô. Đã bao giờ bạn không hề khóc nhưng nước mắt tự trào ra chưa? Nếu có thì câu trả lời đơn giản là tại vì lúc đó mắt quá khô! Nước mắt của bạn được tạo thành từ 3 thành phần khác nhau đó là nước, chất nhầy và chất béo. Nếu 1 trong 3 thành phần này không đáp ứng đủ số lượng để làm ẩm mắt thì não của bạn phản ứng với tình trạng khô này bằng cách “sản xuất” nước mắt.