Bộ ảnh: "Cởi áo" để khoe đặc trưng ẩm thực quốc gia

A, Theo Pháp luật xã hội 15:22 09/12/2013

Bộ ảnh sáng tạo mang đến đặc trưng ẩm thực từng đất nước qua nghệ thuật body painting.

Nhắc đến đồ ăn Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ ngay đến sushi hay khi nói về kimchi, ai cũng sẽ chắc chắn rằng đó nhất định phải là Hàn Quốc. Vậy có cách sáng tạo nào mới để truyền tải thông điệp về đặc trưng đồ ăn của từng đất nước không?

Nhiếp ảnh gia Jonathan Icher đã mang tới một ý tưởng: Đưa những người mẫu khỏa thân, vẽ màu lên cơ thể (body painting) và đặt lên những món ăn "đặc sản" nhất. Anh đã làm như thế nào? Mời bạn cùng xem các tác phẩm nhiếp ảnh sáng tạo của anh dưới đây.

Sushi - Nhật Bản

Bộ ảnh: "Cởi áo" để khoe đặc trưng ẩm thực quốc gia 1

Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản được làm từ cơm trộn giấm kết hợp với hải sản tươi sống hoặc chín, với rau và một số gia vị (nhất là wasabi nếu là sushi hải sản).

Từ xưa, người Nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi.


Bánh sừng bò - Pháp

Bộ ảnh: "Cởi áo" để khoe đặc trưng ẩm thực quốc gia 2

Bánh sừng bò còn được gọi là bánh con cua hay bánh croissant (từ tiếng Pháp) là một dạng bánh ăn sáng làm từ pâte feuilletée (bột xốp), được sản xuất từ bột mì, men, bơ, sữa, và muối.

Bánh sừng bò rất nổi tiếng ở Pháp, nhưng nó không do người Pháp tạo ra mà nó được làm đầu tiên ở Áo. Hình dạng của nó được hình thành hoàn toàn ngẫu nhiên. Loại bánh ngọt thông dụng này xuất hiện đầu tiên vào năm 1683.

Tên bánh thủa ban đầu là kipfel (trăng lưỡi liềm) biến thành croissant (bánh sừng bò) vào năm 1770 khi công chúa 15 tuổi người Áo là Marie Antoinette kết hôn với vị thái tử Pháp tức vua Louis XVI sau này. Những người thợ làm bánh ở Paris đã làm bánh kipfel để tỏ lòng tôn kính công chúa và người Pháp rất mê món bánh này. Việc người ta biết đến cái tên bánh sừng bò phổ biến hơn là do hình dạng của nó giống như cặp sừng bò.


Hamburger - Mỹ

Bộ ảnh: "Cởi áo" để khoe đặc trưng ẩm thực quốc gia 3

Hamburger được coi là món ăn tiêu biểu của người Mỹ. Thế nhưng, tên gọi hamburger có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg, Đức.

Nguồn gốc chính xác của hamburger không được biết rõ. Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là "thịt nướng Hamburg" (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát mì, và được gọi là "bánh kẹp Hamburg" (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành "hamburger" hay "burger".

Tên gọi "burger" nay có nghĩa rộng hơn, có thể chỉ đến các loại bánh kẹp có thịt xay, thịt gà, cá, hay cả các món chay ở giữa, nhưng vẫn có lát mì hình tròn.


Pasta - Italia 

Bộ ảnh: "Cởi áo" để khoe đặc trưng ẩm thực quốc gia 4

Các tài liệu tham khảo đầu tiên ghi chép về pasta (mỳ Ý) có từ năm 1154. 

Thông thường, mì pasta được làm từ bột nhào lúa mì không lên men lúa mì cứng trộn với nước và làm thành tấm hoặc các hình dạng khác nhau, sau đó nấu chín và phục vụ trong bất kỳ số lượng các món ăn. Món này có thể được làm từ bột các loại ngũ cốc khác và trứng có thể được sử dụng thay vì nước.


Trứng ốp la - Anh

Bộ ảnh: "Cởi áo" để khoe đặc trưng ẩm thực quốc gia 5

Một món ăn không thể thiếu trong các bữa sáng kiểu Anh: trứng ốp la, thịt nguội và xúc xích, bánh mỳ dùng cùng trà đen.

Trứng ốp la được chiên nhanh qua chảo dầu, trứng chiên có tròng đỏ còn trong thể lỏng nằm giữa tròng trắng (lòng đào), khác với trứng ốp lết ("Omelette") là trứng đánh lên cho tròng đỏ và tròng trắng lẫn vào với nhau rồi đổ vào chảo chiên.

(Nguồn tham khảo: Visual News/Jonathan Icher)