Bí ẩn sau biểu tượng chữ thập ngoặc

MX , Theo 00:01 25/07/2010

Hình ảnh chữ thập ngoặc này từng là nỗi khiếp sợ đối với rất nhiều người từ thời Đức Quốc Xã <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Trong thời kỳ nước Ðức chịu quyền thống trị của Hitler, hình chữ "Vạn" ở đâu cũng có, nó không những tượng trưng cho nền thống trị chuyên chế phát xít của nước Ðức theo Đảng Quốc Xã, mà còn tạo ra những nỗi đau khổ vô tận cho nhân dân Do Thái, cũng như nhân dân tất cả các nước bị nước Đức Quốc Xã xâm lược.
 
Trùm tội ác Hitler. 
Chữ "Vạn" còn được gọi là chữ thập ngoặc. Nó đã có lịch sử rất xa xưa. Ngay từ hơn bốn ngàn năm trước Công nguyên, hình chữ "Vạn" đã xuất hiện.
 
Chữ Vạn ở một số nền văn hóa khác nhau.
 
Ở nước Ấn Ðộ thời cổ đại, nó biểu hiện hạnh phúc tối cao. Ở Trung Quốc nó đã được lưu hành từ hồi Võ Tắc Thiên nắm vương triều, bà đã định âm chữ này là "Vạn". Trước thời Hitler, một số người Ðức cũng đã từng sử dụng hình tượng trưng cho chữ “Vạn” này rồi.
 

 
Chữ Vạn (tiếng Phạn: svastika) là một biểu tượng chữ thập với bốn đầu mút cong về góc trái và hướng sang bên trái, có hướng xoay ngược chiều kim đồng hồ. Tên gọi svastika (gồm chữ svasti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.
 
Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.
 
Chữ Vạn được coi là biểu tượng của Phật giáo, hàm chứa Phật tính. Đây là một trong 80 vẻ đẹp của Phật. Trong truyền thống đạo Bon bản địa của Tây Tạng, chữ Vạn là biểu tượng của sự vĩnh hằng, bất biến. Chữ svastika của đạo này quay ngược chiều kim đồng hồ, hoặc cùng chiều kim đồng hồ
 
Chữ Vạn được xuất hiện trên ngực hoặc trên lòng bàn tay và gót chân của Phật hoặc các Jinas. Nó còn được dùng làm hoa văn trang trí trên vải, tạo thành đường viền cho mẫu thiết kế.
 
 
Chữ Vạn xuất hiện ở rất nhiều các bức tượng Phật.
 
Mùa hè năm 1920, Hitler cảm thấy rằng Đảng Quốc Xã cần một biểu tượng thật "oách" để có thể thu phục được lòng người. Sau nhiều suy nghĩ, hắn thiết kế một lá cờ với một vòng tròn trắng, ở giữa vẽ chữ "Vạn" màu đen và hắn đã cảm thấy hết sức đắc ý về lá cờ này.
 

 
Theo cách giải thích của hắn thì mầu đen tượng trưng cho ý nghĩa xã hội trong cuộc vận động của bọn hắn, mầu trắng tượng trưng cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, còn chữ Vạn thì tượng trưng cho sứ mệnh chiến thắng của giống người Arian. Thực ra thì Hitler tuyên truyền cho chủ nghĩa chủng tộc cực đoan, coi người Arian là chủng tộc cao quý nhất. Về sau dưới là cờ chữ “Vạn”, Đảng Quốc Xã đã không ngừng khuếch trương thế lực.
 

 
Đến năm 1933, đảng Quốc Xã lên chấp chính, chữ "Vạn" lại trở thành hình tượng trưng cho Ðức Quốc Xã, nhưng dưới con mắt của nhân dân thế giới, nó chỉ tượng trưng cho tội ác mà thôi. Có thể thấy rằng chữ "Vạn" có một ý nghĩa hết sức đẹp đẽ nhưng nó đã bị vấy bẩn khi Hitler đem ra "sử dụng".