Bản tin thế giới động vật qua ảnh cùng câu chuyện cảm động

Hồng Phượng, Theo 00:00 29/08/2011

Bên cạnh hình ảnh hay ho của đàn cầy bốn ngón, cá kiếm vằn oai vệ hay đại bàng Phippines; câu chuyện thương tâm của những chú tê giác bị cắt trộm sừng cũng rất đáng để teen tìm hiểu đấy!


Lũ hải cẩu nằm sưởi nắng một cách ung dung bên bờ dòng sông Tees, phía Bắc nước Anh. Với mật độ hải cẩu sinh sống ở đây khá đông, khu vực này đã được chỉ định thành Khu Bảo tồn Quốc gia. Dưới sự dẫn dắt của các nhân viên khu bảo tồn và tình nguyện viên, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng tận mắt đàn hải cẩu đáng yêu. Khu bảo tồn làm việc 5 ngày/tuần cho tới tháng 10.
 

Bức ảnh được chụp tại vườn thú Meerkats Gelsenkirchen tại phía Tây nước Đức. Trong tấm hình này, teen có thể thấy đàn cầy bốn ngón đang nô đùa rất vui vẻ. Chúng sống theo bầy gồm khoảng 20 cá thể, là loài đặc hữu của vùng Nam Phi.
 
Hình ảnh về một chú cá kiếm vằn oai vệ tại biển Coral, bờ Đông Bắc nước Úc. Theo một báo cáo được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu Pew, vùng biển rộng 972.000 km vuông, bắt đầu từ vỉa san hô Great Barrier cho tới đảo Solomon và New Caledonia là nơi cư trú của rất nhiều sinh vật đặc biệt có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm cả loài cá ăn thịt lớn như cá mập hay cá kiếm như trên.
 
Chú diệc màu xám đang “sửa soạn” cho bữa tiệc của mình với một con cua. Được biết, chim diệc là một trong những loài đặc hữu có số lượng cá thể lớn nhất tại Anh và chim diệc xám được mô tả nhiều như ao nước nhỏ trong vườn mỗi gia đình các bạn ạ! Thường thì chúng chỉ ăn cá thôi nhưng đôi khi, để thay đổi “thực đơn”, chim diệc thường tìm đến ếch hay thậm chí là cả… chuột nữa.
 

Chú linh dương có vẻ không “nhận thức” được vị trí mình đang đứng. Theo người dân sinh sống quanh đây, nó từng là một khu phức hợp thuộc quyền sở hữu của Giám đốc tình báo Libya Abdullah Al-Senussi và người anh rể Muammar Gaddafi tại Tripoli. Ảnh được chụp ngày 19/8/2011.
 

Một con đười ươi lưng bạc cái thuộc giống Kabatwa đang bế cặp sinh đôi của mình trên núi Virunga, bên rìa Tây Bắc núi lửa Rwanda, vườn quốc gia Kinigi, châu Phi. Tính đến năm 2010, số lượng của chúng đã tăng lên 25% trong vòng 7 năm, đạt mức 780 cá thể. 2/3 trong số chúng có thể được tìm thấy dễ dàng tại rặng Virunga.
 

Còn khung hình vô cùng lãng mạn này thì được chụp tại Brazil với thềm hoa vàng của cây gỗ Ipe (một loại gỗ bền, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp) rơi trên nền đất.
 

Đến chim sẻ cũng cần ghé qua quán café nghỉ ngơi đôi chút.
 

Sự đoàn kết giữa chú sư tử mới tròn… hai giờ tuổi và cặp đôi song sinh hai tuần tuổi tại khu bảo tồn Masai Mara, Kenya.
 

Nhân viên của vườn thú San Diego đang thả một chú sóc trở về với tự nhiên sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng. Theo các nhà khoa học, sóc là một loài vật thông minh, còn có tên gọi khác rất đáng yêu là “kỹ sư đồng cỏ”. Chúng thường giúp nhiều loài sinh vật khác, chẳng hạn như giúp... cú xây tổ!


Khuôn mặt rất "tếu" của giống đại bàng Philippines tại trung tâm bảo tồn Quốc gia, thành phố Davao. Chú ta có mặt tại đây trong chương trình nhân giống bởi theo ước tính, còn rất ít cá thể thuộc loài đại bàng này còn tồn tại trên Trái đất. Tuy có khuôn mặt “cá tính” là vậy song chúng vô cùng hung dữ, thức ăn yêu thích của giống chim này là… khỉ.
 

Hình ảnh thương tâm của một chú tê giác sau khi bị bọn săn bắt trộm cưa đứt hai chiếc sừng quý giá. Theo báo cáo, bọn săn bắt trộm đã tấn công 3 trong số 6 cá thể có mặt tại khu bảo tồn. Chưa dừng lại tại đó, chúng thẳng thừng sát hại con vật vô tội và để lại rất nhiều vết thương nghiêm trọng trên người những con tê giác khác.

Ban đầu, chúng đánh thuốc mê loài động vật này rồi ra tay cắt bỏ hai chiếc sừng tê giác trị giá hàng chục nghìn đô la. Con tê giác đực bị thương trong ảnh trên là nạn nhân gần đây nhất trong cuộc tàn sát của lũ săn bắt trộm. Trong năm nay, Nam Phi đã chứng kiến sự ra đi của 275 cá thể bởi nạn săn bắt trộm mà xu hướng đang dần nhắm đến các khu bảo tồn tư, nơi nắm giữ khoảng 1/4 số lượng tê giác cả nước.

Sở dĩ, nạn săn bắt ngày một diễn ra nhiều hơn bởi nhu cầu tăng cao từ thị trường chợ đen châu Á. Chưa bàn đến tính hiệu nghiệm của sừng tê giác trong y học như người ta vẫn hay truyền tai nhưng chỉ riêng việc giết hại những con vật vô tội đã là một tội ác không thể tha thứ.
 

Giống khỉ Titi mới với bộ râu quai nón và chiếc đuôi rực lửa được phát hiện tại khu vực rừng Mato Grosso (địa phận Brazil).
 

Loài chim cúc cu trong chuyến hành trình mấy nghìn dặm từ Anh tới châu Phi. Năm cá thể chim cúc cu đã được gắn máy định vị tí hon nhằm cung cấp thông tin, hy vọng có thể lí giải cho việc tụt giảm số lượng nghiêm trọng các loài chim tại Anh trong thời gian gần đây.
 

Một chú cá sấu Xiêm “baby” đang tranh thủ làm đỏm trước máy ảnh khi nhoi ra từ trứng, hình ảnh được khi lại tại vườn thú Lào, thành phố Viêng Chăn. Theo các chuyên gia nghiên cứu môi trường, loài cá sấu quý hiếm này hiện đang xây dựng tổ trong vườn thú và chúng sẽ được thả về tự nhiên ngay khi đủ cứng cáp.
 

Chú kỳ nhông đang chờ đến lượt “khám sức khỏe” tại khu vực rừng nhiệt đới thuộc sở thú ZSL, London trong chương trình đã được ấn định hàng năm. Số liệu về cân nặng, chiều cao của trên 750 loài động vật khác nhau sẽ được lưu trữ tại Hệ thống thông tin Quốc tế nhằm theo dõi sức khỏe và chia sẻ dữ liệu với các sở thú khác trên toàn Thế giới.