Ảnh động vật cực ngộ nghĩnh trong tuần

Tắc Kè Bông, Theo 00:00 21/02/2011

Những khoảnh khắc tự nhiên của động vật hoang dã khiến không ít người phải trầm trồ. <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

Chú chuột lang đi tắm, gấu đen choàng tỉnh sau giấc ngủ đông và đàn bướm đậu chi chít trên cành là ba trong rất nhiều hình ảnh kỳ thú của động vật hoang dã được tạp chí Guardian chọn lọc trong tuần qua.

Loài cóc Rio pescado tưởng như đã tuyệt chủng giờ đã được “khai quật” ở Ecuador sau 15 năm biến mất. Các nhà khoa học đã từng lo ngại loài nấm Chytrid gây chết người là nguyên nhân gây tuyệt chủng loài cóc quý này cũng như các loài cùng họ khác ở Ecuador. Phát hiện này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn loài cóc Ecuador quý hiếm.
 
 
Ảnh chụp dưới nước cho thấy chú cá đang bơi dưới lớp băng dày trong một cái hồ nhỏ ở công viên St Peterburg, Nga. 
 
 
Cũng tại cái hồ này, ở một góc độ chụp khác lại cho thấy đàn cá đang tranh nhau hít thở ôxi qua một chiếc lỗ nhỏ. Mùa đông càng kéo dài, lũ cá càng “khát” ôxi. Băng dày không chỉ chặn nguồn ôxi cho các loài cá từ mặt hồ xuống nước mà còn chắn ánh nắng vốn là nuôi dưỡng các loài tảo và thực vật.
 
 
Một cá thể trong đàn cá voi lưng gù di cư ở Nam Đại Dương (vùng biển quanh Nam Cực). Những người đánh bắt cá voi đến từ Nhật đã làm ảnh hưởng đến việc săn mồi của chúng ở Nam Cực, khiến các nhà môi trường phẫn nộ bởi cá voi lưng gù đuôi đen trắng là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.
 
 
Chú chuột lang giữ ấm bằng cách tắm nước nóng vào một ngày tuyết giá trong vườn bách thú của trẻ em ở Higashimatsuyama gần Tokyo.
 
Đàn sếu ở hồ Agamon Hula, phía Bắc Israel.
 
Hơn nửa nghìn tỉ cá thể chim thuộc 400 loài khác nhau bay qua thung lũng Jordan tới châu Phi và quay lại châu Âu vào mùa hè. Mùa đông này, khoảng 30.000  con sếu xám tận dụng nguồn nước nhân tạo ở  hồ Agamon Hula để khỏi phải di cư sang châu Phi. Nông dân địa phương phải nuôi sống chúng bằng ngô vì lo ngại chúng có thể phá hoại mùa màng.
 
 
Chùm bướm Monarch đậu trên một cành cây tại khu bảo tồn bướm Pedro Herrada ở bang Michoacan, Mexico. Bướm Monarch “đóng quân” ở Mexico với số lượng gấp đôi mùa đông năm ngoái sau khi một loạt cơn bão lớn hủy hoại “quân số” loài này cách đây vài năm.Hàng triệu con bướm trải qua cuộc hành trình gian khổ dài tới 3.200 cây số mỗi năm để di cư từ Canada đến Mexico tránh rét, tuy nhiên quy mô cuộc di cư có thể thay đổi lớn tùy từng năm.
 
Người đàn ông ngồi trên xe máy, cho khỉ ăn ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ
 
 
Một chú gấu đen trong bụi cây ở Virginia, Mỹ. Khi ngủ đông, gấu là loài nổi tiếng "ngáy to”. Chúng có thể sống nhiều tháng liền mà không cần thức ăn và cả duy trì việc mang thai trong giấc ngủ đông. Một tiếng động bất chợt có thể khiến chúng choàng tỉnh, nhưng rồi lại chìm vào giấc ngủ ngay sau đó. Các nhà khoa học đang nguyên cứu cơ chế hoạt động của cơ thể gấu khi ngủ đông nhằm giúp các bác sĩ cứu chữa các bệnh nhân bị chấn thương. Brian Barnes, nhà khoa học thuộc đại học Alaska Fairbanks, Hoa Kỳ cho rằng: “Gấu ngủ đông hoạt động giống như một hệ thống khép kín, điều duy nhất chúng cần là không khí”.
 
 
Bò rừng bizon gặm cỏ trong Vườn quốc gia Yellowstone ở Mỹ (vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới). Vào tháng 2, phán quyết của tòa án bang Montana đã bác bỏ lời đề nghị của các nhà bảo vệ động vật hoang dã về việc dừng giết hại hàng trăm con bò rừng bizon cố gắng di cư từ công viên quốc gia đến Montana.
 
 
Chú chim hút mật ngực cam đậu trên nhánh hoa Erica trong một thung lũng thuộc Vườn quốc gia Núi Bàn, Cape Town, Nam Phi.
 
 
Chú voi "gãi ngứa" bằng thân cây phía Tây Vườn quốc gia Tsavo, cách 350 km về hướng Đông Nam của Nairobi. Tốc độ tăng về số lượng voi ở Kenya chậm dần khiến các nhà bảo tồn lo ngại.
 
 
Chú sóc đỏ đang tìm thức ăn trong khu Rothiemurchus, trung tâm của vườn quốc gia Cairngorms, Scotland. Hiện có khoảng 120 000 cá thể sóc đỏ còn lại ở Scotland, trong khi ở Anh con số chỉ còn 20.000.
 
 
Chú đười ươi bơ vơ đi trên con đường rừng bị chặt để lấy đất trồng cọ ở tỉnh Sampit, miền Trung Kalimantan thuộc quần đảo Borneo. Indonesia đã dành 86.450 hecta rừng ở Muara Wahau, miền Đông tỉnh Kalimantan để tái định cư cho 1.200 con đười ươi trong vòng 4 năm tới nhưng cảnh báo rằng nếu chính phủ không chấm dứt triệt để nạn chặt phá rừng và săn bắn trái phép đang lan tràn, vùng rừng này sẽ trở thành địa ngục của loài động vật quý hiếm.