4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại

Hồng Đức, Theo Mask Online 12:01 29/12/2012

Khóc lóc từng là biểu tượng của phái mạnh, màu hồng trong quá khứ là màu dành cho con trai...

Những định kiến rất khó để phá bỏ, với lý do đã tồn tại từ rất lâu, thậm chí từ thời con người còn săn bắn, hái lượm. Tuy nhiên, lại có những định kiến xuất hiện do sự phát triển của xã hội, mà trước đó gần như được hiểu theo một nghĩa ngược lại.  

1. Khóc từng là biểu tượng của phái mạnh

Trong những bộ phim hiện đại, khi một người đàn ông khóc, thường có 2 trường hợp: hoặc anh ta đánh mất một thứ rất quan trọng, hoặc anh ta là một người mềm yếu, nhạy cảm. 

Thực tế, ngày nay phái mạnh luôn hạn chế rơi nước mắt, vì cho rằng nước mắt thể hiện sự yếu đuối và đáng xấu hổ. Thế nhưng ít ai biết trước kia, nước mắt đã từng tượng trưng cho sự nam tính.

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 1

Trường ca Odysseus - sử thi nổi tiếng của Hy Lạp đề cập đến những lần rơi lệ của rất nhiều anh hùng. Ngay bản thân người anh hùng Odysseus - người đã tiêu diệt một Cyclops (người khổng lồ một mắt) và góp công lớn giành thắng lợi trong cuộc chiến thành Troys - cũng rơi lệ khi nghe một bản nhạc giàu cảm xúc. 

Có nhiều tài liệu ghi chép rằng, những samurai Nhật, võ sĩ thời Trung Cổ, thậm chí cả  anh hùng Beowulf (trong bài thơ cổ khuyết danh được truyền trong dân gian ở Anh từ những người Anglo-Saxons Bắc Âu di cư đến Anh) cũng từng rơi lệ. 

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 2

Văn hóa Hy Lạp cổ xưa quan niệm, đàn ông có thể khóc nếu danh dự gia đình bị đe dọa. Và trên hết, họ cho rằng, nước mắt chính là biểu tượng của phái mạnh.  

Cho đến thế kỷ XIX, nước mắt đàn ông còn được coi là biểu tượng của tính trung thực, sự chính trực và sức mạnh. Nước mắt một người đàn ông còn thể hiện sự tự tin, không ai có thể cười nhạo trước những gì người đó làm, đồng thời cho thấy sự kiên định, rằng người đó thực sự không quan tâm mọi người nghĩ gì. 

2. Màu hồng là màu của con trai hay con gái?

Ngày nay, nhiều gia đình rất coi trọng việc tìm hiểu giới tính của trẻ trước khi ra đời, vì điều đó quyết định việc lựa chọn màu sắc quần áo và đồ chơi cho bé - hồng hoặc xanh da trời. Trẻ sơ sinh sẽ có “đồng phục”- áo xanh cho nam hoặc băng đô màu hồng cho nữ. 

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 3

Ngoài ra, phòng của bé gái sẽ được phủ màu hồng, còn phòng bé trai lấy tông xanh làm chủ đạo với quan niệm hồng gợi liên tưởng đến hoa, sự ngọt ngào và tinh tế, còn màu xanh thể hiện sự mạnh mẽ.

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 4

Thế nhưng trước kia, quan niệm trên từng có cách hiểu khác hẳn. Vào thế kỷ XIX, người ta không quan tâm quần áo của trẻ màu gì, vì họ có nhiều việc phải lo nghĩ hơn như Chiến tranh Thế giới I, dịch tả... khiến tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao.

Đến những năm 1910, người ta bắt đầu phân biệt giới tính bằng màu sắc, chỉ khác ở chỗ: con trai màu hồng - con gái màu xanh. 

Nguyên do bắt nguồn từ một bài xã luận cho rằng, màu hồng mạnh mẽ - phù hợp với con trai, còn màu xanh tinh tế, trang nhã nên giành cho con gái.

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 5

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 6

Quan niệm về màu sắc bắt đầu thay đổi vào năm 1927, khi xảy ra những bất đồng về việc lựa chọn màu sắc cho giới tính từ các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đến năm 1940, những ý kiến được thống nhất với quyết định màu hồng là của con gái. 


3. Những định kiến về đồng tính - thay đổi liên tục

Ngày nay, mặc dù quan niệm về đồng tính đã có phần thoáng hơn, nhưng khá nhiều người vẫn thể hiện sự phân biệt. Với họ, những người đồng tính sẽ không bị phân biệt nữa nếu hành động giống người bình thường.

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 7

Từ thời Phục Hưng, nhiều người cho rằng, một người đàn ông nam tính là phải… lưỡng tính. Vào những năm 1930, mẫu “phụ nữ nam tính” (mẫu phụ nữ thích thể thao, hành động giống tomboy) được coi là những cô nàng nguy hiểm (nhưng bình thường về mặt giới tính). 

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 8

Khái niệm về đồng tính của nhiều người khác lại khá đơn giản: gay thường có hành động yểu điệu giống phụ nữ, còn những lesbian lại thích xe phân khối lớn, sự mạnh mẽ cùng hình xăm “hổ báo”. 

Nhưng dù nói thế nào đi nữa, những người đồng tính cũng không đáng để bị phân biệt đối xử, vì xét cho cùng, bên ngoài khác biệt về thói quen tình dục, họ cũng giống hệt người bình thường. 

4. Đàn ông hay phụ nữ sẽ phải lo việc nhà?

Không ai có thể phủ nhận bình đẳng giới như hiện nay là điều tốt. Nhưng nhiều người cho rằng, điều này đi ngược lại sự tiến hóa. 

Từ xa xưa, đàn ông đã mang nhiệm vụ săn bắn hái lượm, còn phụ nữ làm việc nội trợ. Họ cho rằng, đó là thực tế, trong lịch sử, có “thế giới của đàn ông” và “thế giới của phụ nữ” và 2 thế giới chưa từng gặp nhau.  

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 9

Thế nhưng thực chất, sự phân biệt này còn khá mới mẻ, bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Việc điều hành gia đình chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí vào thời kỳ bấy giờ, điều này giống như một "cơn ác mộng" tương đương chiến tranh hay dịch bệnh. 

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 10

Nếu như thời trước, việc các ông bố học cách thay tã, rửa bát được coi là trách nhiệm làm cha thì ở thời nay, nó được xem như việc “bắt nhịp” hoặc “tiến bộ” trong suy nghĩ. 

Thời xưa, các ông bố luôn cho rằng, việc quan trọng nhất trong việc chăm sóc những đứa trẻ khỏe mạnh là để có thêm người làm đồng nên thay vì tranh cãi xem ai phải làm, họ sẽ thực hiện chúng.

4 định kiến về giới tính từng được hiểu ngược lại 11

Tuy nhiên, có khá nhiều lý do khiến quan niệm trên thay đổi, một trong số đó là do sự gia tăng của nhân công lao động ở nhà máy (chủ yếu là đàn ông). Làm việc ở nhà máy đồng nghĩa với việc phải lao động cả ngày, dần dần khái niệm “làm mẹ”- chăm sóc con cái và làm việc nhà - trở nên phổ biến và được chấp nhận. 

Cho đến khi ngành công nghiệp thế giới trở nên cạnh tranh và mang tính tàn bạo, sự phân biệt ngày càng rõ ràng và trở thành một định kiến. 


Bạn có thể xem thêm: