10 loài sinh vật mới được đặt tên "khai sinh"

Pikachu, Theo 14:07 27/05/2011

Trái đất không phải là một thế giới nhỏ bé. Trên thực tế, có rất nhiều động, thực vật mới mà khoa học khám phá ra mỗi ngày.

Mỗi năm, Viện Thăm dò sinh vật Quốc tế tại trường Đại học Arizona State lại biên soạn ra danh sách 10 loài sinh vật mới. Tất cả trong số chúng đều là những sinh vật thú vị và vô cùng độc đáo.

Cá bánh Louisiana

Cá bánh Louisiana sống dưới biển sâu, khoảng 46m dưới mặt nước biển. Sự sống của chúng từng bị đe dọa vào năm ngoái bởi vụ tràn dầu Deepwater Horizon.
 
 
Nấm phát sáng

Nấm phát sáng trong bóng tối mọc ở khu sinh cảnh rừng sắp biến mất ở San Paulo, Brazil. Chỉ cao 8 mm, loại nấm này được gọi là Mycena luxaeterna, có nghĩa là ánh sáng vĩnh cửu, phát ra ánh sáng neon xanh ma quái rực sáng trong cả 24 giờ trong ngày.

Mặc dù trên trái đất có khoảng 1.500.000 loài nấm nhưng chỉ có 71 loài có phát quang sinh học.

 
Nhện Darwin

Được đặt theo tên của Charles Darwin, nhện vỏ cây Darwin (Caerostris darwini) có thể chăng tơ trải ngang cả con sông. Sợi tơ dài nhất được phát hiện lên tới 25 m. Những sợi tơ được dệt bởi kiến trúc sư nhện này chắc hơn tơ của các loài nhện khác. Sợi tơ của nhện Kevlar cũng có kích thước tương tự nhưng chỉ bằng 1/10 độ chắc chắn so với tơ của nhện vỏ cây Darwin.

Bạn tự hỏi làm thế nào loài nhện này lại có thể chăng tơ kín cả một vùng rộng lớn và tại sao tơ của chúng lại bền chắc đến thế, liệu chúng có phải là một loài nhện khổng lồ không nhỉ?

Thực chất đây không phải là loài nhện khổng lồ, kích thước của con cái không quá 2 cm còn con đực chỉ nhỏ bằng 1/5 so với con cái.
 
 
Đỉa răng

Đỉa răng được phát hiện trong mũi của một cô gái trẻ ở Peru. Loài đỉa này có tên gọi là Tyrannobdella rex, có nghĩa là “vua đỉa bạo chúa”. Loài sinh vật hút máu này được tìm thấy ở các vùng sâu vùng xa của Thượng nguồn sông Amazon ở Peru. Chúng dài khoảng 2,5 cm.

Những thành viên lớn tuổi nhất của gia đình nhà đỉa này sống khoảng 200 triệu năm trước - khoảng thời gian mà khủng long còn tồn tại. Vì vậy, rất có thể tổ tiên của loài đỉa này đã từng chễm chệ ngồi lên mũi của một con khủng long bạo chúa.

Hiện nay, có khoảng 700 loài đỉa trên toàn thế giới.

 
Thằn lằn ăn trái cây

Thức ăn của loài thằn lằn này chủ yếu là rau củ, trái cây, quả sung, quả hạch và đôi khi là ốc sên.

Hầu hết các loài mới được tìm thấy thường nhỏ và nhẹ nhưng loài thằn lằn ăn trái cây này thì khác. Được tìm thấy ở phía Bắc rừng Sierra Madre thuộc đảo Luzon, Philippines, loài thằn lằn này dài xấp xỉ 2m và nặng khoảng 10 kg. Tên của loài thằn lằn này là Varanus bitatawa, chúng có màu sắc rực rỡ với những sọc đốm vàng và xanh đen ở phần thân còn phần đuôi thì là những đốm vàng và xanh lá cây xen kẽ.
 
Các nhà khoa học cho tới bây giờ mới tìm thấy dấu vết của loài thằn lằn này bởi chúng dành phần lớn thời gian sống trên cây. Tuy nhiên, những người thợ săn địa phương đã phát hiện ra chúng và hiện chúng đang được một hạm đội bảo tồn ở Philippines.

 
 
Gián nhảy

Một khu bảo tồn ở Nam Phi đã tiết lộ một loài gián mới với đôi chân có khả năng bật nhảy. Loài côn trùng này tên là Saltoblattella montistabularis và nó có khả năng bật nhảy ngang ngửa với châu chấu. Loài gián này đã xuất hiện từ cuối kỷ Jura - thời đại của khủng long, quả thực chúng đã xuất hiện từ rất lâu cho đến khi người ta phát hiện ra chúng.
 
Ngoài những biến đổi về chân, chúng còn có đôi mắt hình bán cầu nhô ra từ hai bên đầu thay vì đôi mắt hình bầu dục. Thêm vào đó, theo các nhà nghiên cứu thì râu của chúng cũng có tác dụng giữ thăng bằng trong quá trình nhảy.

 
Nấm dưới nước

Loài nấm Psathyrella aquatica này được tìm thấy dưới nước, ở thượng nguồn của sông Rogue, Oregon. Các nhà nghiên cứu quan sát loài nấm trong 11 tuần thì thấy nấm cho ra quả. Đây là loài nấm duy nhất cho ra quả dưới nước.

 
Linh dương Châu Phi

Mặc dù con người đã biết đến sự tồn tại của chúng và săn bắn chúng trong một thời gian dài nhưng đến năm 2010, loài linh dương ở phía Tây châu Phi này mới được mô tả một cách chính thức.

Người ta đã phát hiện chúng được đem bán tại một thị trường thịt rừng.

Loài linh dương này có tên là Philantomba walteri. Togo Walter N. Verheyen, một nhà nghiên cứu động vật có vú ở châu Phi là người đầu tiên tìm thấy chúng vào năm 1968 tại Badou, Togo. Bởi thế người ta còn gọi loài linh dương này là “Walter của Duiker” sau khi ông mất như một sự vinh danh cho công trình nghiên cứu về động vật có vú ở Châu Phi.
 

 
Vi khuẩn rỉ sét của tàu Titanic
 
Điều độc đáo của vi khuẩn này là chúng được tìm thấy trong những phần còn sót lại của con tàu Titanic, ở đó người ta đã thống kê được tận 12.600 con vi khuẩn. Những con vi khuẩn này ăn oxit sắt và chúng không nương tay với bất kỳ phần nào của tàu Titanic. Chúng bám vào bề mặt kim loại và ăn mòn con tàu.

Vi khuẩn này được đặt tên Halomonas titanicae, được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Dalhousie ở Canada và Đại học Seville ở Tây Ban Nha. Vi khuẩn này cùng với một số vi khuẩn khác làm suy yếu kim loại trên tàu Titanic và cuối cùng rất có thể sẽ khiến con tàu này biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho hay Halomonas titanicae sẽ rất hữu ích trong việc “xử lý” những con tàu cũ kỹ và giàn khoan dầu dưới đáy biển sâu.

 
Dế thụ phấn

Có tên gọi là Glomeremus orchidophilus, loài dế này là được mệnh danh là “chuyên gia thụ phấn”. Chúng là loài côn trùng thụ phấn duy nhất cho loài phong lan quý hiếm Angraecum cadetiion trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.