Huyền Chip của hiện tại đã có nhiều thay đổi. Cô quan tâm nhiều hơn đến các chủ đề trường học, người trẻ trở thành công dân toàn cầu... Hơn hết, cô gái từng "một mình chống lại cả thế giới" này đã có những nhìn nhận chín chắn hơn về bản thân mình.
Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 1.

img

uyền Chip xách vali rời thị trấn Palo Alto (Mỹ), nơi cô đang theo học ngành Khoa học máy tính thuộc Đại học Stanford, trong một chiều đông. Không phải vì Huyền thấy chán nên "đứng dậy phủi mông đi qua một châu lục khác", theo cách nói của cô, mà là để trở về Việt Nam.

Gần 3 năm trôi qua kể từ lần đầu tôi gặp Huyền trong buổi ra mắt sách "Xách ba lô lên và đi" gây sóng gió dư luận. Huyền giờ đã có nhiều thay đổi. Cô quan tâm nhiều hơn đến các chủ đề trường học, bạn trẻ trở thành thực tập sinh quốc tế, công dân toàn cầu. Cô gái mê đi bụi nay đã có những nhìn nhận chín chắn hơn về bản thân mình.

"Bây giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm điều gì đó sai cũng không thể phủi tay. Càng lớn, mình thấy bản thân càng phải trách nhiệm hơn với những gì mình nói, mình làm và thấy thời gian trôi nhanh quá", Huyền bộc bạch.

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 4.

Sau những ồn ào về "Xách ba lô lên và đi" dần lắng xuống, giữa tháng 10 đến cuối tháng 12.2013, Huyền gấp rút chuẩn bị bộ hồ sơ du học. Cuối tháng 3.2014, Huyền nhận tin trúng tuyển Đại học Stanford. Trong 5 tháng chờ sang Mỹ nhập học, Huyền đã vác ba lô đến khu du lịch Sơn Đoòng, rồi sang Ấn Độ để hoàn tất cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh.

"Sau khi đi 3 năm, mình cũng bắt đầu cảm thấy hơi chán. Mình nghĩ đến chuyện làm một điều gì đó mới. Những ồn ào đã qua khiến mình nhận ra rằng mình còn rất nhiều thiếu sót. Mình muốn ở trong một môi trường giáo dục bài bản để sửa chữa điều đó, thấy bản thân trưởng thành hơn. Thế là mình quyết định đi học", Huyền nói về lý do khiến cô muốn thay đổi.

"Ở Stanford, mọi người đều có một đam mê đặc biệt và hết lòng theo đuổi nó. Chuyện đi của mình cũng thể hiện được cái đam mê điên cuồng ấy. Và có lẽ ban tuyển sinh đã cảm thấy ấn tượng", Huyền đoán lý do Stanford chọn cô.

Với một cô gái từng dành hẳn 3 năm để đi bụi thì cảm giác cuồng chân có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vào kỳ nghỉ đông năm đầu tiên của đời sinh viên, Huyền đã bị cảm giác thèm đi chơi đánh gục. 2 giờ sáng cô ngồi bật dậy khỏi giường và lên mạng săn vé rẻ để đi Mexico. 4 tiếng sau, cô có mặt ở sân bay và bắt đầu hành trình khám phá vùng đất mới.

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 5.

"Mùa hè vừa rồi bỗng nhiên mình và nhóm bạn muốn đi xem hoa dại. Mình đã lái xe 3 tiếng đến một nơi chả biết đó là đâu để ngắm hoa. Có khi, nửa đêm bỗng dưng mình thèm được ngắm biển. Mình bắt bạn lái xe đi tìm biển nhưng cuối cùng không tìm được. Sau đó hai đứa đành đi ăn. Hay như ở San Francisco có một cung đường tập hợp rất nhiều bức vẽ graffiti, mình và các bạn thỉnh thoảng cũng đến đó chơi", Huyền kể.

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 6.

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 7.

img

tanford là một môi trường hướng tới sự toàn diện trong tuyển sinh. Ngoài sự quan tâm đến điểm số hạng A, thư giới thiệu đủ tốt, bài luận đủ hay, ban tuyển sinh còn rất đề cao các hoạt động xã hội mà ứng viên đã tham gia. Nhưng chưa hết, khi chính thức bước chân vào Stanford rồi bạn mới có cơ hội cảm nhận rõ hơn về môi trường giáo dục khắc nghiệt và đầy áp lực của con nhà giàu Mỹ.

Huyền theo học ngành Khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Trong học kỳ đầu tiên, cô đăng ký học đến hơn 20 tín chỉ gồm những môn khó hoặc không liên quan gì đến nhau.

Tâm lý không muốn bị bỏ lại phía sau khiến Huyền lao vào học điên cuồng. Cô có thể vừa rời lớp toán và đến ngay lớp dạy về nhạc kịch hay lý thuyết trò chơi. Huyền từng ngồi trong những giảng đường thênh thang chỉ có mình cô là con gái. Cô gái Việt luôn học nhiều hơn số tín chỉ quy định và học kỳ nào cũng viết đơn gửi trường xin học thêm.

"Mình học 80 tiếng một tuần và thường xuyên mất ngủ vì đầu óc suốt ngày "căng như dây đàn". Thời gian biểu của mình không có chỗ trống. Tình trạng ấy kéo dài suốt nhiều tuần, tháng liền", Huyền cho biết.

img
img
img
img

 Huyền Chip rạng rỡ với những chuyến phiêu lưu mới ở nước Mỹ. 

Đầu năm 2017, Huyền sẽ bắt đầu làm "student instructor" (tạm dịch là người hướng dẫn lớp học). Công việc này giúp Huyền làm quen được với nhiều giáo sư nhưng cô cũng chịu nhiều áp lực khác khi 1/5 sinh viên của khoá học là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Stanford và 1/4 đang học thạc sĩ tại trường.

"Dù có chút lo lắng nhưng đây là cơ hội tốt để mình rèn luyện các kỹ năng, chẳng phải người ta nói cách học tốt nhất là dạy hay sao", Huyền chia sẻ.

Huyền đề cao việc sinh viên nên tận dụng thời gian nghỉ hè xin thực tập trong các công ty lớn để trau dồi kinh nghiệm và biết bản thân thật sự thích gì trước khi tốt nghiệp. Hai mùa hè vừa qua của Huyền ở Mỹ rất sôi động và bận rộn.

Cô kể: "Các công ty ở Mỹ xem thực tập là một cách đầu tư nhân lực hiệu quả. Mùa hè đầu tiên, mình làm trong một phòng nghiên cứu Khoa học thám hiểm vũ trụ tại trường. Dự án của mình hướng tới tính toán vận tốc và hướng di chuyển của các vật thể lạ trên vũ trụ. Mùa hè thứ 2, mình nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo xử lý ngôn ngữ tự nhiên ở một phòng nghiên cứu tại Scotland và San Francisco".

Mới đây, Huyền nhận tin mình đậu vào chương trình thạc sĩ của trường. Điều đó có nghĩa, Huyền sẽ học đại học và cao học cùng lúc. Cô sẽ hoàn thành chương trình học 6 năm chỉ trong 4 năm.

Huyền Chip Bây giờ làm gì đó sai cũng không thể phủi tay. Càng lớn, càng phải trách nhiệm hơn với những gì mình nói - Ảnh 11.     

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 11.


Trong khi hầu hết các sinh viên của Stanford đều xuất thân từ những gia đình trung lưu và thượng lưu của Mỹ, được hưởng chế độ giáo dục bài bản từ nhỏ thì Huyền chỉ là cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng quê Hải Hậu, Nam Định. Bố mẹ cô từng không biết viết tên trường con gái đang theo học. Hàng xóm nghĩ chuyện Huyền sang Mỹ du học cũng giống như việc một cậu trai làng nào đó vừa trúng tuyển xuất khẩu lao động. Hành trang Huyền mang đến Thung lũng Silicon là vài bộ quần áo và 3.000 USD dằn túi.

"Tôi vẫn biết mình nghèo nhưng phải đến Stanford mình mới thấm thía cái sự nghèo. Khi tôi nói chuẩn bị đi Goodwill, những người gặp tôi ở đó đồng loạt hỏi: Mày có món gì bỏ đi vậy? Tôi đáp: Không, tao đi tìm mua mấy món đồ linh tinh cho phòng tao. Họ nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ quặc", Huyền viết.

*Goodwill là một tổ chức từ thiện của Mỹ, nơi những người có điều kiện quyên góp đồ bỏ đi của họ cho những người có hoàn cảnh khó khăn đến mua lại với giá rẻ.

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 12.

Huyền nói: "Không cảm thấy hạnh phúc ở Stanford là một cái tội và tôi là một kẻ tội đồ". Huyền từng không thấy mình hạnh phúc ở nơi mà ai cũng mơ ước đặt chân đến - Stanford. Trong học kỳ đầu tiên, cô thấy mình gồng gánh quá nhiều thứ. Áp lực học tập, nghiên cứu, cách biệt giàu - nghèo và sự bế tắc trong chuyện tình cảm.

Ở một môi trường hoàn hảo như Stanford, không ai cho phép mình được buồn hay thất vọng với cuộc sống, thế nên, Huyền lại càng không dám thể hiện sự đau khổ của mình. Cô rơi vào "hội chứng con vịt". Con vịt bơi trên mặt nước có vẻ thảnh thơi, nhưng bên dưới đôi chân nó phải đạp liên hồi thì mới có thể nổi trên mặt nước. Tương tự như vậy, con người chúng ta đang đối diện với áp lực nhưng vẫn cố tỏ ra bình thản.

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 13.

Huyền tâm sự về giai đoạn khó khăn: "Khi bị nhiều cái đổ dồn vào một lúc, mình cảm thấy rất căng thẳng. Ở Việt Nam, buồn mình gọi điện cho bạn nhưng ở bên Mỹ, mọi người chẳng ai muốn trở thành gánh nặng cho người khác. Mình sợ việc chia sẻ của mình sẽ làm họ mất thời gian lắng nghe. Tất cả mọi người đều rất bận. Thế nên, mình giả vờ như đang ổn dù trong lòng rất cô độc".

Khi có cuộc trò chuyện này, Huyền đã gạt bỏ được những nỗi sợ ấy và dần quen với guồng quay học tập - cuộc sống ở Mỹ. Cô cảm thấy: "Khi tập trung vào việc phát triển bản thân, những điều như tuổi tác, giới tính, quốc tịch thực sự không tạo nên nhiều khác biệt".

Nhắc lại những buồn vui đã qua, Huyền cho rằng ai cũng có một thời nông nổi và con người không phải là một vật thể cố định mà luôn luôn thay đổi, luôn phát triển nên ngày hôm nay luôn tốt hơn hôm qua. Thế nên, Huyền của hiện tại đã khác 3 năm trước rất nhiều.

Huyền Chip 3 năm sau ồn ào: Giờ đi đâu người ta cũng gọi mình là chị, làm gì sai cũng không thể phủi tay - Ảnh 14.

 Lê Ái
Trịnh Kim Điền
King Pro
Tuấn Maxx
Theo Trí Thức Trẻ06/01/2017