Viettel và 260 tỷ đồng cho những ước mơ hiếu học

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 29/11/2014

Ở một vùng cao hẻo lánh nào đó, những em bé nghèo chân trần vẫn cắp sách tới trường trong cái giá rét của mùa đông. Tiếp sức cho các em, những người lính Viettel mang tới chương trình “Vì em hiếu học” kéo dài suốt 10 năm đến tận 2.600 xã nghèo trên khắp cả nước.

Viettel và 260 tỷ đồng cho những ước mơ hiếu học 1
Viettel tiếp sức cho các em nghèo bằng chương trình “Vì em hiếu học” trong 10 năm tới!

Nước mắt ứa ra từ những kẽ tay nứt

Ở tận thôn bản xa nhất của người Nùng những ngày trời muốn đổ sương giá, người ta vẫn thấy một cậu bé với thân hình gầy guộc bọc trong những lớp vải sờn rách lóc cóc đến trường, cầm bút với những ngón tay nứt nẻ vì xước cỏ và ngâm nước. Đó là em Lò Văn Thành. Nhà em nghèo lắm, chỉ cheo leo một mái tranh vách đất lúc nào cũng nhớp nháp nước ở xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Mùa lạnh, bếp lửa không đủ sưởi ấm cho bé, cho người bố khiếm thính, người mẹ bị liệt hai chân, và cho hai đứa em gái nhỏ yếu ớt mãi chưa biết đi. Trong ngôi nhà xiêu vẹo ấy, có lẽ chỉ có em là khỏe khoắn nhất, dẫu đã 8 tuổi rồi thân hình em còn thấp bé hơn các bạn học lớp một.

Bởi là trụ cột của gia đình, và cũng bởi Thành thương bố, thương mẹ lắm, nên cứ ngoài giờ học ở trường là em lại lăn vào làm việc. Từ chăn trâu, cắt cỏ, làm việc nhà đến trông em, thân hình nhỏ bé của em cứ thoăn thoắt như thể mọi gánh nặng đã trở thành thói quen.

Vất vả là thế, nhưng giấc mơ được đi học chưa bao giờ bị dập tắt trong em. “Con thích đi học lắm!” - một tay khều bếp lửa, một tay nghịch chơi những đốm nắng rớt xuống từ lỗ thủng trên mái tranh, cậu bé chia sẻ. “Em chỉ ước được học nhiều năm nữa. Sau này sẽ có việc làm tốt. Có tiền giúp bố mẹ, nuôi các em”.

Liệu có ước mơ nào nhỏ bé hơn thế và đẹp đẽ hơn thế, với một đứa trẻ nghèo khốn khổ dạt danh hiệu học sinh tiên tiến ngay cả khi em chẳng có nhiều thời gian cho việc học, và cũng chẳng có đủ sách vở để đến lớp mỗi ngày?

Và liệu đó có phải chỉ là ước mơ của riêng cậu bé?

Không, đó là ước mơ của vô số các em bé ngèo khác, ở những miền quê xa xôi khác, nơi mỗi manh áo lành hay bát cơm nóng cũng là giấc mơ, và nơi những tập vở hay những chiếc bút lành lặn cũng là điều khó với tới.

Và những ước mơ nhỏ bé như thế rất cần những nghĩa cử lớn để được chấp cánh!

26 tỷ đồng chắp cánh ước mơ

26 tỷ đồng, đó là số tiền mỗi năm Viettel dành cho chương trình "Vì em hiếu học" để giúp những trẻ em nghèo hiếu học như Lò Văn Thành đạt được ước mơ của mình. Liên tục trong 10 năm với chương trình này, giấc mơ của 260.000 học sinh nghèo sẽ được Viettel chắp cánh và tiếp sức. Từ hơn 2.600 xã nghèo trên khắp cả nước, mỗi xã có 10 em nhỏ gia đình nghèo có học lực khá sẽ được chọn để trao học bổng hàng năm, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng. Số tiền này sẽ được quy đổi sang dụng cụ học tập, các khoản đóng góp trực tiếp cho nhà trường hoặc phương tiện đến trường cho các em. Có thể đó là số tiền nhỏ đối với chúng ta, nhưng với trẻ em nghèo, nó giống như một phép lạ để các em được đến trường, được học con chữ và chạm đến tương lai của mình.

Viettel và 260 tỷ đồng cho những ước mơ hiếu học 2
Mang “con chữ” lại gần với các em nhỏ!

Hơn bất cứ một doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng nào, Viettel đã và luôn thấu hiểu ước mơ của những hoàn cảnh khốn khó, và dùng hành động thiết thực của mình để biến những ước mơ đó thành hiện thực. Từng có rất nhiều trẻ nghèo được tiếp sức sống với chương trình mổ tim nhân đạo “Trái tim cho em” của Viettel, từng có nhiều trẻ nghèo được nở nụ cười hồn nhiên sau chương trình Phẫu thuật nụ cười của Viettel, và cũng có không biết bao nhiêu gia đình chính sách, đồng bào nghèo biên giới, và cả những bộ đội giáo viên vùng cao hay hải đảo xa xôi được Viettel tặng sổ tiết kiệm để thoát nghèo...

Viettel và 260 tỷ đồng cho những ước mơ hiếu học 3
Trái tim người lính Viettel luôn ở bên các em nhỏ!

Tất cả những nghĩa cử đó cùng với chương trình “Vì em hiếu học” đều nói lên một điều, Viettel chưa bao giờ dừng lại ước mơ của mình trong hành trình nhân đạo và đầu tư cho tương lai. Cũng như ở miền quê xa xôi nào đó, ước mơ được đến trường của trẻ em nghèo chưa bao giờ ngừng lại...