Việc học ngôn ngữ châu Á tại Úc đang suy giảm

, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 04/12/2015

Tại Úc, số lượng người theo học ngôn ngữ châu Á đang giảm dần trong thập kỷ qua, đặc biệt là những học sinh tại đất nước này.

 Việc học ngôn ngữ châu Á tại Úc đang giảm trong thập kỷ qua.

Clare O’Neil và Tim Watts thuộc Công đảng Úc (Labor MPs)  đã đưa vấn đề này vào cuốn sách gần đây của họ “Hai tương lai: Úc tại thời điểm quan trọng” (Two futures: Australia at a Critical Moment): “Tuy nhiên, tại Úc, sau hơn một thập kỷ qua, lượng sinh viên hiện nay theo học các ngôn ngữ châu Á thấp hơn cả năm 2000”.

Tất nhiên, họ không phải là người duy nhất nhận thấy điều này. Giáo sư Micheal Wesley, làm việc tại trường Đại học Quốc gia Úc (Austrualia National University) đã viết trong cuốn sách được phát hành năm 2011 với tựa đề “Tiến tới tình giao hảo với các nước láng giềng: Úc và sự phát triển của các nước châu Á” (There goes the neighbourhood: Australia and the Rise of Asia): “Kể từ khi Ross Gregory Garnaut, Giáo sư Kinh tế tại Trường Đại học Quốc gia Úc đồng thời còn là Phó hiệu trưởng của Trường Đại học Melbourne, kêu gọi sinh viên Úc nên theo học ngôn ngữ châu Á vào năm 1989 vì số lượng sinh viên theo học lúc đó đang giảm rất mạnh. Trong khi Nhật Bản vẫn là một ngôn ngữ được nghiên cứu nhiều nhất và nhu cầu học tiếng Trung trên thế giới đang tăng, thì số người học những ngôn ngữ này ở Úc vẫn đang suy giảm hoặc trì trệ. Thậm chí, các trường học cũng đang giảm sự đầu tư trong việc giảng dạy ngôn ngữ châu Á”.

Vấn đề này cũng được nêu ra trong chương trình Thế kỷ châu Á (Asian Century White Paper): “Ngược lại, theo những chia sẻ của các sinh viên Úc về việc nghiên cứu ngôn ngữ thì trong đó nhiều ngôn ngữ đã giảm mạnh và thậm chí là bị lược bỏ trong thời gian gần đây. Từ năm 2000 đến năm 2008, dưới 6% học sinh lớp 12 các trường trung học tại Úc đăng ký học những ngôn ngữ Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Trong đó, ngôn ngữ Indonesia được đăng ký học vào năm 2009 thậm chí còn thấp hơn năm 1972. Và trong khi ngôn ngữ Nhật Bản tuy vẫn là một ngôn ngữ được giảng dạy rộng rãi nhất trong các trường học tại Úc, nhưng tỷ lệ này cũng giảm 16% trong khoảng thời gian từ năm 2000- 2008” (được trích trong phần “de Kretser & Spence-Brown 2010”).

Một nghiên cứu tại Viện Grattan cho thấy, trong năm 2011, lượng sinh viên theo học ngôn ngữ châu Á ở mức dưới 06% nhưng có một điều đặc biệt rằng, phần nhiều trong số họ cũng là những người đến từ châu Á.

Năm 1987, một chương trình của ông Bob Hawky (Thủ tướng của Úc nhiệm kỳ thứ 23) được phát động nhằm thu hút và khuyến khích việc học ngôn ngữ châu Á tại Úc. Năm 1990, một số chính sách và các chương trình hỗ trợ nghiên cứu ngôn ngữ Nhật thay vì là ngôn ngữ Pháp được phổ biến rộng rãi trên toàn nước Úc.

Các phương pháp mới nhằm tiếp cận, thu hút sự chú ý của sinh viên vào ngôn ngữ châu Á liên tục được triển khai vào năm 1994 sau khi ông Paul Keating (Thủ tướng của Úc nhiệm kỳ thứ 24) giới thiệu Hiệp hội Quốc gia hỗ trợ pháp lý cho học sinh (National Association for the Legal Support of Alternative Schools, viết tắt là NALSAS, được thành lập năm 1973). Trước khi những phương pháp này bị xóa bỏ bởi ông John Winston Howard (Thủ tướng của Úc nhiệm kỳ thứ 25) thì lượng học sinh, sinh viên theo học ngôn ngữ Nhật Bản, Indonesia và Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.

 Các phương pháp liên tục được đề ra nhằm thu hút học sinh.

Trong năm 2008, ông Kevin Michael Rudd (Thủ tướng của Úc nhiệm kỳ thứ 26) đã cố gắng xem lại các mục tiêu của NALSAS và phát triển Chương trình Ngôn ngữ châu Á và Nghiên cứu tại trường học (National Asian Languages and Studies in Schools Program, viết tắt là NALSSP). Mục đích là để nâng cao khả năng thông thạo ngôn ngữ châu Á với khoảng 12% dân số Úc. Chương trình này đã được kết thúc vào năm 2012, sau khi thủ tướng Julia Gillard (nhiệm kỳ thứ 27 của Úc) từ chối tài trợ.

Năm 2012, thủ tướng nhiệm kỳ thứ 28, ông Tony Abbot cam kết đầu tư 02 tỷ AUD (tương đương khoảng 31 nghìn tỷ VNĐ) vào việc giảng dạy ngôn ngữ châu Á và hứa sẽ làm tăng tỷ lệ học sinh theo học những ngôn ngữ này lên tới 40%. Và giờ là nhiệm kỳ của ông Malcolm Bligh Turnbull, và người những công dân Úc đang rất tò mò, rằng liệu ông sẽ làm như thế nào để tiếp nối mục đích của ông Abbot.

Mặc dù Úc là một đất nước đưa chương trình giảng dạy những ngôn ngữ châu Á vào rất sớm, nhưng so với các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development, viết tắt là OECD), Úc là một nước có học sinh theo học thấp nhất.

Càng nhiều ngôn ngữ, càng ít học sinh

 Đưa ngôn ngữ châu Á vào trường tiểu học tại bang Victoria.

Tại Úc, số lượng học sinh tại các trường trung học cơ sở đang ký tham gia các khóa học ngôn ngữ nước ngoài đang giảm trong thập kỷ qua, do đó, cũng không phải là một điều bất ngờ khi ngôn ngữ châu Á giảm. Chẳng hạn như ở bang New South Wales, con số này đã giảm từ 1500 vào năm 2000 xuống 798 vào năm 2014, mặc dù việc giảng dạy vẫn đang được phổ biến rộng rãi. Thêm vào đó, một số ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Việt và tiếng Karen (một đất nước nằm giữa phía Đông của Myanmar và phía Tây của Thái Lan) cũng được đưa vào các trường tiểu học tại bang Victoria.

Sự suy giảm trong tuyển sinh có thể không xuất phát từ việc thiếu nguồn lực, nhiều khả năng có lẽ là kết quả của sự thiếu quan tâm và nhận thức kém về những giá trị gắn liền với việc học những ngôn ngữ này.

Bắt đầu từ đâu?

 Nhiều đề án được đưa ra nhằm tạo sự thích thú cho học sinh.

Ông Hawke đã cố gắng thu hút học sinh Úc, tạo cho họ cảm giác hứng khởi khi học tập và nghiên cứu ngôn ngữ châu Á. Trong nhiều thập kỷ qua, mặc dù số lượng người tham gia học vẫn giảm, nhưng đối với việc kết nối văn hóa giữa Úc và các nước châu Á thì việc này không hề quan trọng.

So với việc suy nghĩ xem, ngôn ngữ nào mang lại lợi ích nhiều hơn thì hiện nay, Úc đang phân vân, liệu có nên đưa một số ngôn ngữ là một môn bắt buộc trong trường học, đặc biệt là ngôn ngữ châu Á hay không?