Panasonic trao giải thưởng "Qua ống kính trẻ thơ" lần 8 cho HS Việt Nam

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 05/11/2013

Tại KS Nikko Hà Nội ngày 02/11/2013, một nhóm gồm năm em học sinh lớp 8 của trường THCS M.V Lô-mô-nô-xốp đã được Panasonic Việt Nam trao giải vàng trong lễ trao giải chương trình Qua ống kính trẻ thơ (Kids Witness News).

Đây chương trình được Panasonic tổ chức hàng năm tại Việt Nam từ năm 2006 cho các em học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở nhằm giúp các em có cơ hội truyền đạt ý tưởng thông qua quá trình làm phim. 

Đây là đợt trao giải lần thứ tám do Panasonic Việt Nam tổ chức, với sự hỗ trợ và hợp tác của Bộ giáo dục giáo dục và đào tạo Hà Nội, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và các trường THCS trên địa bàn Hà Nội. 

Danh sách giải "Qua ống kính trẻ thơ 2013":

THCS Lô-mô-nô-xốp: The most important thing - Điều quan trọng nhất Giải vàng.
THCS Marie Curie: The magic box - Chiếc hộp kỳ diệu Giải bạc.
THPT Hà Nội Amsterdam Đội 1: The miracle - Điều diệu kỳ Giải kịch.
THPT Hà Nội Amsterdam Đội 2: Chicky - Giải diễn xuất xuất sắc.
Phổ thông quốc tế Wellspring: Game rules - Luật chơi Giải Ý tưởng.

THCS Phan Chu Trinh: Immagination's game - Game ảo Quay phim xuất sắc

Panasonic trao giải thưởng "Qua ống kính trẻ thơ" lần 8 cho HS Việt Nam 1
Giải nhất

Trong quá trình tham gia chương trình, các em học sinh đã thể hiện khả năng quan sát tinh tế những vấn đề trong cuộc sống, sự sáng tạo, tinh thần đoàn kết tập thể và đam mê sáng tạo nghệ thuật đã biến những ý tưởng kịch bản trở thành một bộ phim đầy ý nghĩa. Không chỉ khai thác vấn đề lãng phí tài nguyên như điện, nước hay các hoạt động gây tổn hại môi trường mà còn nêu ra các mặt trái đang tồn tại trong gia đình và cộng đồng. Các bộ phim tham gia giải còn phản ánh vấn đề giao tiếp làm giảm nét văn hóa văn minh và thanh lịch trong quan hệ gia đình và bạn học thông qua một góc nhìn hài hước và thú vị nhưng không kém phần sâu sắc. 

Panasonic trao giải thưởng "Qua ống kính trẻ thơ" lần 8 cho HS Việt Nam 2

Bên cạnh bộ phim “Điều quan trọng nhất” của đội Lô-mô-nô-xốp đạt giải vàng, ban tổ chức còn trao giải bạc cho bộ phim “Chiếc hộp kỳ diệu” của đội Marie Curie, giải Kịch bản xuất sắc cho phim “Điều diệu kỳ” của đội Hà Nội Amsterdam 1, giải Diễn xuất xuất sắc cho phim “Chicky” của đội Hà Nội Amsterdam 2, giải Ý tưởng cho phim “Luật chơi” của đội Wellspring và giải Quay phim xuất sắc cho phim “Game ảo” của đội Phan Chu Trinh. 

Ông Naoki Sugiura, Giám đốc Kế hoạch Kinh doanh và Phát triển Thương hiệu, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam cho biết: “Hướng tới mục tiêu mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới tươi đẹp hơn, Panasonic mong muốn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Việt Nam thông qua các hoạt động khuyến khích tinh thần học tập, sáng tạo của thế hệ trẻ như chương trình “Trường học cho trẻ em – Kids school”, trong đó các em có thể học làm phim, vẽ tranh sinh thái và học tìm hiểu về môi trường". 

Chương trình đào tạo làm phim được thực hiện trong thời gian nghỉ hè. Các em học sinh được trải nghiệm quá trình viết kịch bản, quay phim và dựng phim, tiếp cận với kỹ thuật quay bằng cách sử dụng máy quay hiện đại của Panasonic. Đặc biệt là các em đã có thêm cơ hội kết bạn, tự tin hơn trong giao tiếp và làm việc nhóm với các bạn. 

Panasonic trao giải thưởng "Qua ống kính trẻ thơ" lần 8 cho HS Việt Nam 3

Năm 2012, bộ phim mang tên “Một tin nhắn mới” của đội Hà Nội – Amsterdam là đại diện Việt Nam đã dành giải “Kịch bản xuất sắc nhất” tại lễ trao giải chương trình qua ống kính trẻ thơ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Việt Nam. Năm nay, bộ phim “Điều quan trọng nhất” của đội Lô-mô-nô-xốp sẽ đại diện Việt Nam tham gia giải khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tổ chức tại Thái Lan vào tháng 1 năm 2014. 

Về chương trình KWN (Kid Witness News - Qua ống kính trẻ thơ)

KWN (Kid Witness News) “Qua ống kính trẻ thơ” là một chương trình đào tạo làm phim trên khắp thế giới do Tập đoàn Panasonic khởi xướng và tổ chức, với mục đích là tăng cường khả năng giao tiếp, sáng tạo và cách làm việc theo nhóm thông qua các tác phẩm làm phim của trẻ em từ 10 đến 15 tuổi. KWN trở thành một sân chơi quốc tế kể từ năm 2004. Tính đến tháng 9 năm 2013 đã có 29 nước và khu vực với 662 trường trên toàn thế giới tham gia chương trình KWN kể từ khi chương trình được tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1989. 

Panasonic cung cấp cho các trường các trang thiết bị cần thiết trong suốt quá trình làm phim. Các tác phẩm video của các em sẽ được gửi đi tham dự cuộc thi hàng năm, với các giải thưởng trao cho các thể loại phim khác nhau: thời sự, tài liệu, nghệ thuật, quảng cáo… 

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập: http://panasonic.net/kwn/

Về Tập đoàn Panasonic

Tập đoàn Panasonic là doanh nghiệp hàng đầu thế giới về phát triển và sản xuất các công nghệ điện tử và giải pháp cho khách hàng trong các lĩnh vực dân dụng, ngoài dân dụng, di động và sản phẩm cá nhân. Từ khi thành lập vào năm 1918, Tập đoàn đã vươn rộng ra phạm vi toàn cầu và hiện nay đã có trên 500 công ty đang hoạt động trên tòan thế giới, doanh thu ròng hợp nhất của Tập đoàn là 7,30 nghìn tỷ Yên cho năm tài chính kết thúc vào 31 tháng 3 năm 2013. Cam kết vươn tới những giá trị mới thông qua sự sáng tạo trên mọi lĩnh vực, Tập đoàn luôn nỗ lực tạo ra một cuộc sống và một thế giới tốt đẹp hơn cho khách hàng. 

Để biết thêm thông tin về Tập đoàn, về thương hiệu Panasonic xin vui lòng truy cập tại website: http://panasonic.net/.

Về Nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam

Công ty Panasonic Việt Nam (PV) là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên giữ vai trò công ty chủ quản tại Việt Nam. Tính đến tháng 5/2013, Nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam có 7 thành viên, trong số đó có năm công ty sản xuất gồm - Panasonic Industrial Devices Vietnam (PIDVN), Panasonic System Networks Vietnam (PSNV), Panasonic Appliances Vietnam (PAPVN), Panasonic AVC Vietnam (PAVCV) và Panasonic Eco Solutions Vietnam (PESVN), và Trung tâm nghiên cứu phát triển Panasonic Việt Nam (PRDCV). Nhóm các công ty có tổng số nhân lực khoảng 8000 người. 

Tại Việt Nam, Panasonic là một trong những doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới các hoạt động xã hội giáo dục và môi trường.