Nỗi khổ của sinh viên Ngoại ngữ

Thanh Hằng, Theo 00:03 09/11/2010

Ai cũng nghĩ học trường ngoại ngữ chắc chắn phải giỏi ngoại ngữ lắm. Thế nhưng thực tế có rất nhiều SV không dám nói cho mọi người biết mình học ngoại ngữ vì sợ bị mang tiếng. <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Hậu quả từ những năm phổ thông 

Đa số teen nào thi khối D1 thì từ những năm phổ thông đã phải học chắc những kiến thức ngữ pháp và văn phạm tiếng anh, nhưng việc nghe nói được thực hành rất ít. Vì thế, những teen nào đăng kí vào các ngành như Cử nhân Anh, tiếng Anh thương mại… ban đầu sẽ phải “than trời” vì giảng viên nói tiếng anh như gió và teen chẳng hiểu gì cả. Thế là buộc teen ngoài giờ học chính ở trường phải mua băng đĩa, sách báo và cả việc đi học thêm ở ngoài để mong sao có thể hiểu được những gì giảng viên nói. 

H.Nam (SV năm 1 ngành Cử nhân Anh) tâm sự rằng: “Mình thi 2 khối: A là chính nhưng lại rớt và đậu khối D. Thế là nhà mình bảo mình vào đó học. Mình tưởng dù sao lúc trước cũng đã học sơ tiếng anh rồi nên giờ học ngành Cử nhân Anh chắc cũng khỏe hơn chút. Ai dè, học rồi mới tá hỏa giảng viên nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, không có lấy một câu tiếng Việt nào, mặc dù đó là người Việt. Chỉ tại mình lúc trước học lơ tơ mơ nên giờ đây mới khổ thế này."


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Thiếu môi trường thực hành 

Một trong những yếu tố để cải thiện vốn giao tiếp của mình là phải thực hành nhiều, tốt nhất là một môi trường có người bản xứ thì teen mới có thể rèn luyện được kĩ năng nghe và nói của mình. Thế nhưng đâu phải muốn có là được, nhiều SV “khát” một chỗ để có thể thực hành mà chẳng bao giờ có, vì thế các SV phải học chay và nghe băng đĩa nhiều. Tuy có thể hiểu và dịch thông thạo nhưng vẫn không thể nói năng lưu loát trước người lạ được. 

H.Trâm (SV năm 3 ngành Cử nhân Trung) chia sẻ: “Mới vào học tiếng Trung mình chẳng hiểu gì cả. Thế rồi ráng siêng nên rồi học cũng vô, bây giờ năm 3 rồi, tuy là có thể nhận dạng được hết các mặt chữ nhưng mà tự đọc một đoạn văn thì mình không thể nào đọc được, y như rằng có cục gì chặn đứng miệng, mình lại cứ nói lắp bắp. Chính vì cái này mà mình đã phải thi lại môn ngữ âm. Mình cũng mong có một câu lạc bộ để mình và các bạn cùng nhau luyện tập trao đổi với nhau. Tuy ở trường mình có hơn 30 SV Trung quốc theo học nhưng chẳng bao giờ thấy giao lưu với tụi mình thành ra chẳng có nơi nào để mình thực hành cả”.

Vốn tự tin còn hạn chế 

Tự tin, mạnh dạn là một lợi thế khi học ngoại ngữ. Nếu như teen nào có được điểm mạnh này thì việc giao tiếp sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn. Còn với những teen nào mà suốt ngày chỉ biết ôm lý thuyết mà không tiếp xúc nhiều bên ngoài thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng học 4 năm mà vẫn không thể nói chuyện được. Như thế dù có cầm tấm bằng khá, giỏi trong tay mà không giao tiếp với người khác được thì cũng kể như bỏ. 

Chính vì thế, ngay từ bây giờ teen hãy tích cực nói chuyện với người bản xứ như là chat voice trong Yahoo, mạnh dạn bắt chuyện với thầy cô của mình, hoặc ở những nơi có có nhiều du khách nước ngoài, teen hãy làm tình nguyên viên. Đó là những việc làm hữu ích giúp teen nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.